Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924) đã mất được khoảng 90 năm, nhưng thi hài của ông trông còn tươi tắn, hồng hào hơn ngày ông qua đời.
Đây là lời khẳng định của những người làm công việc ướp xác cho Lenin. Họ đã phát triển những kỹ thuật thí nghiệm để duy trì thần thái cho thi hài của vị lãnh tụ cách mạng cộng sản.
Họ cho biết kỹ thuật này là kết quả của gần một thế kỷ nghiên cứu, tinh chỉnh, nó đã tạo ra một phương pháp khoa học có lợi cho các ứng dụng y tế.
Vladimir Lenin có lẽ đã mất được 90 năm, nhưng thi hài của ông trông còn tươi tắn, hồng hào hơn ngày ông qua đời. Đây là bức ảnh chụp thi hài ông năm 1997.
Với nhiều người, đây là công việc đáng sợ, khủng khiếp. Song đó chính là trách nhiệm của một nhóm được gọi là "Nhóm lăng tẩm", mà ở vào thời kỳ cao trào nhất, có đến 200 nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm.
Theo báo cáo chi tiết của Jeremy Hsu tại Viện Khoa học Mỹ, người Nga thích bảo quản nguyên hình dạng, trọng lượng, màu sắc và tính linh hoạt của thi hài, hơn là bảo quản các mô sinh học.
"Họ phải thường xuyên thay thế các bộ phận như da, thịt bằng nhựa và các chất liệu khác", Alexei Yurchak, giáo sư nhân chủng học xã hội của trường Đại học California, nói. "Điều này khác hẳn với việc ướp xác".
Thi hài của Vladimir Ilyich Lenin được ướp theo chính sách của Stalin khi ông mất ở tuổi 53 vào năm 1924 và được lưu giữ ở Matxcova, ngoại trừ một thời kỳ trong hồi chiến tranh thế giới thứ 2.
Thi hài của Lenin được quàn trong lăng tại Quảng trường Đỏ của Matxcova hơn 2 thập kỷ sau khi Liên Xô cũ tan rã.
Năm nay các quan chức của Nga đã đóng cửa Quảng trường Đỏ, nhưng công chúng cũng được thăm viếng ông trong lễ kỷ niệm 145 năm ngày sinh của Lenin (22/4) diễn ra vào hôm qua (23/4 tính theo giờ Việt Nam).
Yurchak cho biết các nhà khoa học thường dùng một chất tẩy rửa nhẹ để xử lý các vết nấm mốc thỉnh thoảng xuất hiện trên khuôn mặt của Lenin. Vết nấm mốc xuất hiện trên má của Lenin từng khiến các nhà khoa học ướp xác rất lo lắng khi họ không thể xóa bỏ chúng.
Mỗi tuần, họ lại nghiên cứu, xem xét làn da của Lenin, sử dụng các thiết bị để đo độ ẩm, màu sắc và đường viền nhằm xem có dấu hiệu mất nước không. Cứ hai năm một lần, thi hài của Lenin lại ngâm trong một bồn tắm có chứa chất glycerol và potassium acetate trong 30 ngày - một kỹ thuật mà các nhà khoa học nói có thể giúp cho cơ thể tồn tại qua nhiều thế kỷ.
Lenin đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Nga năm 1917. Đây là bức ảnh chụp ông vào năm 1918, 6 năm trước khi ông mất
Trong khi máu, chất dịch cơ thể và các cơ quan nội tạng của Lenin đã được lấy bỏ, lông mày, ria mép và chòm râu của ông vẫn được giữ nguyên. Ngoài ra, một loại vật liệu làm bằng parafin, glycerin và carotene đã được sử dụng để thay thế hầu hết da của Lenin.
Một số kỹ thuật ướp xác này đã được đưa vào ứng dụng y tế. Chẳng hạn như kỹ thuật giúp giữ cho máu lưu thông qua thận trong ca cấy ghép.
Quảng trường Đỏ của Nga
Năm 2012, Nga đã có một quyết định lịch sử là chôn cất thi thể đã ướp này của nhà lãnh đạo Xô Viết. Tuy nhiên, Putin liên tục hoãn quyết định chôn cất Lenin, và cho rằng Lenin vẫn là một biểu tượng trong lòng nhiều người Nga lớn tuổi.