Chỉ với một thìa đường cả vị giác lẫn thị giác của chúng ta đều bị đánh lừa, khiến cho việc uống thuốc trở nên dễ dàng. Trên lưỡi chúng ta có các nụ vị giác, là tập hợp của khoảng 100 tế bào. Các sợi thần kinh sẽ kết nối từng nụ vị giác tới não, thông báo cho ta biết đồ ăn đắng hay ngọt..
Theo một nghiên cứu xuất bản năm 2005 trên tập san Current Biology, đường và một số loại chất ngọt tổng hợp, tương tác với hai loại tế bào bắt mùi nằm trên lưỡi.
Một số chất ngọt nhân tạo chỉ tương tác với một loại tế bào bắt mùi, đó chính là lý do tại sao chúng không có vị ngọt như đường thực sự. Các nhà nghiên cứ đã phát hiện ra đường sucralose có trong Splenda tương tác với cả hai loại tế bào bắt mùi.
Các nụ vị giác cảm nhận vị ngọt có nhiệm vụ lớn gấp đôi so với các nụ vị giác cảm giận vị đắng. Chất hoá học nằm trong nụ vị giác giúp chúng ta phân biệt vị của cây cải đắng brussel và một thìa kem dâu ngon lành.
Các nhà khoa học của trường đại học bang Ohio đã xác định được một loại chất hoá học có trong nụ vị giác gọi là cholecystokinin thông báo cho não nhận biết rằng có một thứ gì đó đắng đắng nằm trên lưỡi. Trong khi, một loại chất khác là neuropeptide Y lại giúp não nhận biết đồ ăn ngọt.
Đôi khi mắt cũng có thể cảm nhận được vị ngọt. Nhiều người đã thực hiện nghiên cứu này bằng cách nhấm nháp từng chút nước cam đã phát hiện nước cam có màu tươi nhất thì có vị ngọt nhất.