Tái tạo sự hình thành của Dải Ngân hà

  •  
  • 4.648

Các nhà thiên văn học châu Âu đã tìm ra chứng cứ mới cho thấy Dải Ngân hà nở rộng theo hướng từ trong ra ngoài.

>>> Phát hiện những nhánh bị mất tích của Dải Ngân hà

Một nghiên cứu mang tính đột phá do châu Âu thực hiện đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự hình thành của Dải Ngân hà, cho phép thiên hà của chúng ta tượng hình theo dạng độc nhất vô nhị.

Tái tạo sự hình thành của Dải Ngân hà
Nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa của Dải Ngân hà - (Ảnh: ESO)

Dữ liệu thu thập được trong dự án Gaia-ESO của châu Âu đã cung cấp chứng cứ ủng hộ giả thuyết cho rằng các ngôi sao đầu tiên của Dải Ngân hà bắt đầu hình thành từ trung tâm, có nghĩa là thiên hà của chúng ta phát triển từ trong ra ngoài.

Nhờ vào kính thiên văn của Đài Thiên văn Nam Phương (Chile), các chuyên gia chịu trách nhiệm dự án trên đã phát hiện những ngôi sao già hơn nằm trong khu vực trung tâm của Dải Ngân hà, gọi là Vòng mặt trời.

Vòng mặt trời, phải mất 250 triệu năm mới đi từ đầu này sang đầu kia, cũng là nơi cư ngụ của hệ mặt trời của chúng ta, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy and Astrophysics.

Những ngôi sao nằm trong phạm vi này có hàm lượng ma giê cao, chứng tỏ rằng đây là khu vực từng chứa nhiều ngôi sao “sống vội và chết trẻ”.

Trong khi đó, trưởng nhóm Maria Bergemann của Đại học Cambridge (Anh) cho hay, những ngôi sao nằm ngoài có chu kỳ sống dài hơn, và mất nhiều thời gian hơn để hình thành.

Dải Ngân hà là gì?

Dải Ngân hà là một Thiên hà (galaxy) mà hệ Mặt Trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam. Dải Ngân Hà sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) là chỗ trung tâm của dải Ngân Hà. Một dữ kiện thực tế là dải Ngân Hà chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau chứng tỏ hệ Mặt Trời nằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này.

Dải Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc có thanh ngang kiểu SBbc theo phân loại Hubble (dạng thiên hà hình đĩa có các nhánh liên kết không chặt chẽ và có phần gần trung tâm lồi hẳn lên) có khối lượng xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt Trời (M☉), có khoảng 200-400 tỷ ngôi sao (định tinh). Dải Ngân Hà có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà khoảng 27.700 năm ánh sáng.

Thuật ngữ "Dải Ngân hà" (Milky Way) lại là tên riêng của một thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Dải Ngân hà là một thiên hà xoắn ốc có đường kính khoảng 100.000 đến 120.000 năm ánh sáng, và chứa khoảng từ 100 đến 400 tỷ ngôi sao.

Cũng như nhiều thiên hà khác, dải Ngân hà cũng có một lỗ đen siêu nặng nằm ở tâm có tên là Sagittarius A*.

Cập nhật: 22/01/2019 Theo Thanh Niên
  • 4.648