Ngày 4/4/2019 vừa qua, tàu thăm dò Parker đã cách mặt trời chưa đầy 25 triệu km, tự phá vỡ kỷ lục của chính mình
Trong giai đoạn tiếp cận này, con tàu di chuyển với tốc độ gần 343.000 km/h với tốc độ tương đối so với mặt trời và đây cũng là tốc độ kỷ lục của một cỗ máy do con người chế tạo.
Ngày 12/8/2018, tàu thăm dò Parker được NASA phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Delta IV Heavy với nhiệm vụ thăm dò vành nhật hoa (corona) của Mặt Trời. Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins đã thiết kế và chế tạo con tàu, vốn được dự kiến sẽ phóng đi vào năm 2015 nhưng mãi tới 2018 mới thực hiện được.
Thoạt đầu, con tàu thăm dò được dự tính gọi tên là NASA Solar Probe hoặc Solar Probe Plus hay Solar Probe+ nhưng tới năm 2017 thì NASA quyết định đổi thành tên Parker Solar Probe (PSP) nhằm vinh danh TS. Eugene Parker, nhà thiên văn học tiên phong trong công cuộc nghiên cứu về Mặt Trời.
Tên lửa đẩy Delta IV Heavy đưa con tàu thăm dò Parker lên vũ trụ. (Ảnh: NASA).
TS. Eugene Parker vốn là Giáo sư Danh dự tại Đại học Chicago, và trên con tàu này, có mang theo ảnh cùng bản sao một bài báo khoa học của ông, đăng năm 1958. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, một con tàu vũ trụ được đặt tên dựa trên một nhân vật còn sống.
Theo NASA, nhiệm vụ của PSP là thực hiện một cuộc cách mạng hóa những hiểu biết của chúng ta về Mặt Trời, cụ thể là thăm dò ba mục tiêu khoa học chi tiết:
Minh họa quang cảnh khi con tàu Parker tiến gần tới Mặt Trời.
Ngày 29/10/2018, PSP đã đạt vị trí cách Mặt Trời 42,73 triệu km, đánh bại kỷ lục về khoảng cách trước đó của tàu thăm dò Mỹ-Đức Helios 2 được thiết lập vào tháng 4.1976. Sau khi bay vòng quanh sao Kim (Venus), tháng 3.2019, PSP đã đạt khoảng cách gần Mặt Trời hơn một chút.
Và ngày 4. 4.2019, PSP đã mạo hiểm cách Mặt Trời chưa đầy 25 triệu km, phá vỡ kỷ lục của chính mình. Trong giai đoạn tiếp cận này, con tàu di chuyển với tốc độ gần 343.000 km/g với tốc độ tương đối so với Mặt Trời và đây cũng là tốc độ kỷ lục của một cỗ máy do con người chế tạo.
Nhưng đây mới chỉ là khởi đầu của cuộc phiêu lưu vì PSP còn phải thực hiện ít nhất 22 vòng nữa để vượt qua perihelion (tức khoảng cách gần với Mặt Trời nhất) để cuối cùng tiếp cận Mặt Trời với khoảng cách khoảng 8,5 lần bán kính Mặt Trời tức 6,16 triệu km. Trong cuộc hành trình này, PSP không liên lạc với trái đất mà chỉ gửi một tín hiệu hoạt động tốt được các ăng ten của mạng Deep Space ghi nhận, mạng này vốn chịu trách nhiệm bảo đảm liên lạc với các tàu thăm dò xa nhất.
Đồ họa cuộc hành trình tiến gần tới Mặt Trời của con tàu Parker.
Thông tin nhận được trong vòng bốn giờ chung quanh perihelion cho biết PSP đang ở trong tình trạng tốt và tất cả các công cụ khoa học đều hoạt động. Và phải chờ tới ngày 10/4 NASA mới có thể tiếp nhận dữ liệu mà PSP đã thu thập được.
Được biết, PSP sẽ vận dụng lực hút của sao Kim để thu hẹp điểm cận nhật trong quỹ đạo xuống còn xấp xỉ 8,5 lần bán kính Mặt Trời, phải tới 7 lần bay gần sao Kim trong gần 7 năm để thu hẹp dần quỹ đạo hình ellipse của nó trong tổng số 24 vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời, bay ngang qua cả vòng quỹ đạo của sao Thủy (Mercury).
Tại điểm tiếp cận gần nhất, dự kiến ngày 19.6.2025, PSP phải chịu độ nóng 1.400oC và bay quanh Mặt Trời trên quỹ đạo chỉ 88 ngày với tốc độ 430.000 dặm/giờ tức 125 dặm/giây mà với tốc độ này, chúng ta có thể khởi hành từ Philadelphia tới thủ đô Washington D.C. chỉ trong 1 giây.