Tàu Solar Orbiter của NASA và ESA theo dõi vụ phun trào trên bề mặt Mặt trời từ khoảng cách gần.
Tàu vũ trụ Solar Orbiter tiến hành một quan sát quan trọng trong không gian khi ghi hình vụ phun trào khổng lồ của Mặt trời. Đây là vụ phun trào lớn nhất từng được quan sát trong một bức ảnh dọc đĩa Mặt trời, góp phần giúp nhiệm vụ hợp tác giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu, hiểu rõ hơn hoạt động của ngôi sao.
Vụ phun trào hôm 15/2 của Mặt trời. (Ảnh: ESA)
"Vụ phun trào Mặt trời là cấu trúc lớn gồm các đường từ trường rối loạn duy trì mật độ plasma dày đặc lơ lửng phía trên bề mặt ngôi sao, đôi khi có dạng vòm", ESA giải thích hôm 18/2 kèm theo bức ảnh chụp trước đó 3 ngày.
Theo ESA, những vụ phun trào Mặt trời thường đi kèm cơn phun trào nhật hoa (các đợt phun trào hạt tích điện mà Mặt trời thỉnh thoảng phát ra). Nếu vụ phun trào hướng thẳng về phía Trái Đất, đôi khi chúng làm gián đoạn hoạt động của vệ tinh, dây điện và nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu khác. Kết quả quan sát hôm 15/2 ghi nhận vụ phun trào vươn xa hàng triệu kilomet vào không gian nhưng cơn phun trào nhật hoa không hướng về phía Trái Đất. Sự kiện được ghi hình bằng thiết bị Extreme Ultraviolet Imager trên tàu Solar Orbiter.
"Các kính viễn vọng không gian khác như (Đài quan sát Mặt trời và Nhật quyển) thường xuyên theo dõi hoạt động kiểu này nhưng ở gần hoặc xa hơn, chắn mất vầng sáng của đĩa Mặt trời giúp chụp ảnh chi tiết vành nhật hoa. Do đó, vụ phun trào Solar Orbiter quan sát là vụ phun trào lớn nhất được ghi lại trong một khung hình cùng với đĩa Mặt trời. Cùng lúc, SOHO có thể cung cấp hình ảnh bổ trợ ở khoảng cách lớn hơn", ESA cho biết.
Lần bay gần Mặt trời tiếp theo của tàu Solar Orbiter sẽ diễn ra vào ngày 26/3, gần hơn 0,3 lần khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất (150 triệu km). Vì vậy, Mặt trời sẽ có vẻ lớn hơn trong ảnh chụp sau vài tuần nữa.