Thành phố kim tự tháp gây tranh cãi ngoài khơi Nhật Bản

  •  
  • 7.696

Phát hiện này đã gây tranh cãi lớn trong suốt hơn 30 năm.

Năm 1985, khi đang làm việc dưới vùng biển gần đảo Yonaguni Jima, một thợ lặn người Nhật vô tình phát hiện kiến trúc đá cổ đồ sộ. Công trình này dạng bậc thang với những góc cạnh được đẽo gọt cẩn thận khá giống với các kim tự tháp. Sau đó, nó đã được đặt tên là Quần thể kiến trúc Yonaguni.

Các nhà khoa học chưa thể xác định cách hình thành của kim tự tháp và bậc thang ở Yonaguni Monument, quần thể kiến trúc nằm ngoài khơi bờ biển Yonaguni, Nhật Bản.

Nguồn gốc của Yonaguni Monument, quần thể kiến trúc dưới nước bao gồm các bậc thang đá và kim tự tháp, nằm ngoài khơi bờ biển Yonaguni, đảo Ryukyu, Nhật Bản là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm qua.

Các kim tự tháp ở đây cao 27m, được cấu tạo từ đá cát và đá bùn. Nó được cho là hình thành vào cuối Kỷ Băng hà, cách đây khoảng 10.000 năm, khi khu vực này còn trồi lên trên mặt biển.

Một thợ lặn vô tình tìm thấy các khối đá tàn tích của kim tự tháp dưới đáy biển Nhật Bản.
Một thợ lặn vô tình tìm thấy các khối đá tàn tích của kim tự tháp dưới đáy biển Nhật Bản. (Ảnh: National Geographic).

Các cấu trúc ở đây được tạo ra từ khối đá cứng nguyên vẹn
Các cấu trúc ở đây được tạo ra từ khối đá cứng nguyên vẹn.

Các nhà khoa học chưa thể lý giải cách thành phố này hình thành dưới đáy Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng các kim tự tháp là sản phẩm của người ngoài hành tinh, trong khi một số ý kiến nhận định nó là công trình nhân tạo. Masaaki Kimura, giáo sư làm việc tại trường Đại học Rykukyus, Okinawa, Nhật Bản, khẳng định Yonaguni Monument là sản phẩm của người cổ đại bởi ở đây có nhiều cấu trúc nhân tạo cùng đồ gốm, công cụ bằng đá và lò sưởi.

Tuy nhiên, nhà địa chất học Robert Schoch cho rằng công trình này được hình thành tự nhiên. “Tôi không tin rằng bất kỳ cấu trúc hoặc hình khối lớn nào ở đó là các bậc thang nhân tạo, chúng đều là tự nhiên cả. Đó chỉ là những tầng đá cát, xu hướng đứt gẫy trên mặt phẳng dài, và tạo ra những rìa rất thẳng, đặc biệt ở trong vùng có nhiều đứt gãy và các hoạt động địa chấn", ông nói.

Một vài chuyên gia tin rằng cấu trúc dưới biển này có thể là phần còn lại của Mu, một nền văn minh Thái Bình Dương trong truyền thuyết mà theo lời đồn là đã bị sóng biển nhấn chìm.

Sau đó, các thợ lặn tìm thấy những con đường dài, những đại lộ lớn, những cấu trúc cầu thang lớn, những cấu trúc cổng tò vò, các khối đá khổng lồ được đẽo gọt chính xác và tỉ mỉ. Mười công trình khác được phát hiện ở Yonaguni, gồm một lâu đài, năm công trình giống như các đền thờ và thứ giống như sân vận động khổng lồ. Điều thú vị là tất cả các công trình này được kết nối với nhau bằng đường thuỷ và đường bộ.

Các nhà khoa học chưa thể lý giải cách di tích này hình thành dưới đáy Thái Bình Dương. Quần thể kiến trúc này biến mất như thế nào và điều gì đã xảy ra cho tất cả những người sống ở đây? Nơi này vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong hơn 30 năm qua.

Cập nhật: 25/07/2024 Theo VnExpress/VTC
  • 7.696