Tháp Minaret ở Jam

Di sản văn hóa thế giới tại Afghanistan
  •  
  • 861

Năm 2002, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc Unesco đã công nhận Tháp Minaret ở Jam thuộc Afghanistan được là Di sản văn hóa thế giới.

Tọa lạc ở độ cao 1.900m so với mực nước biển tại một vùng đất hẻo lánh, ngọn tháp mọc lên giữa thung lũng gồ ghề ở tỉnh Ghur của Afghanistan.

Tọa lạc ở độ cao 1.900m so với mực nước biển tại một vùng đất hẻo lánh, ngọn tháp mọc lên giữa thung lũng gồ ghề ở tỉnh Ghur của Afghanistan. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính và bí ẩn, sừng sững xuất hiện từ hơn 800 năm trước.

Ngọn tháp này được xem như cột mốc đánh dấu vùng đất cổ xưa của thành phố Firukuh, thủ đô triều đại Ghurid. Triều đại này đã thống trị Afghanistan và nhiều phần lãnh thổ phía Bắc Ấn Độ, từ Kashgar cho tới vịnh Ba Tư vào thế kỉ 12 và 13. Một đoạn chữ được khắc trên tháp cho thấy thời điểm xây dựng tháp là vào năm 1194, còn một đoạn chữ khắc khác có nhắc đến cái tên của vị vua Sultan Ghiyas ud-Din (1157-1202). Người ta cho rằng, ngọn tháp này được xây dựng với mục đích kỉ niệm chiến công của ông - đánh thắng đế chế Ghaznavid ở Delhi. Vì vậy mà ngọn tháp còn được biết tới với cái tên Khải hoàn (Victory Tower).

Đây là một công trình kiến trúc cổ kính và bí ẩn, sừng sững xuất hiện từ hơn 800 năm trước.

Xét trên góc nhìn lịch sử nghệ thuật, lối kiến trúc và trang trí của ngọn tháp Minaret thật sự rất nổi bật. Sự phối hợp giữa các yếu tố này đã thể hiện những nét đặc trưng của thời kì trước đó cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách kiến trúc sau này của vùng lãnh thổ nơi đây.

Những chạm khắc tinh xảo phía bên ngoài tháp Minaret ở Jam

Một điều đáng ngạc nhiên là ngọn tháp này đã bị bỏ quên qua hàng thế kỉ cho đến khi được phát hiện bởi Thomas Holdich vào năm 1886. Tuy nhiên, ngọn tháp lại bị lãng quên một lần nữa. Cuộc chiến tranh vào năm 1979 đã chặn mọi con đường đến nơi này, khiến cho rất ít người có cơ hội biết đến kì quan có "1-0-2" ấy.

Những họa tiết trang trí và các đoạn kinh nói về Đức Mẹ

Tuy nhiên sau đó chính phủ Afghanistan đã chú trọng đến việc bảo tồn ngọn tháp này và tháp đã được bảo tồn gần như nguyên hiện trạng để khách du lịch có dịp chiêm ngưỡng sự sáng tạo cũng như nét tinh tế, nhuần nhuyễn trong kĩ thuật xây dựng thời đó. Nó là một công trình bằng gạch nung vô cùng tinh vi, với những họa tiết trang trí và các đoạn kinh nói về Đức Mẹ.

Bên ngoài ngọn tháp là những họa tiết hình học đẹp mắt

Một số viên đá với những dòng chữ Hebrew

Ngọn tháp cao tới 65m, được xây dựng trên mặt chân đế hình bát giác. Nó có hai ban công bằng gỗ, ở trên đỉnh là ngọn đèn như đèn hải đăng. Bốn khúc của tháp hình ống trụ nhọn được xây bằng gạch nung, gắn kết với nhau bằng vữa làm từ đá vôi. Trên các phiến gạch bên ngoài ngọn tháp là những họa tiết hình học đẹp mắt. Phần dưới cũng được trang trí nhiều, nó được chia thành tám phần, tương ứng với tám cạnh của mặt chân đế. Mỗi phần có một dải chữ được khắc liên tục xung quanh.

Ngọn tháp này được xem như cột mốc đánh dấu vùng đất cổ xưa của thành phố Firukuh, thủ đô triều đại GhuridHai con sông Hari và sông Jam là nguyên nhân gây nên tình trạng xói mòn, rỉ nước cũng như lũ lụt..gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tháp Minaret

Một số viên đá với những dòng chữ Hebrew được tìm thấy ở ngọn đồi Kushkak nằm giữa tòa tháp và làng Jam. Chúng được xác định là xuất hiện vào tầm giữa thế kỉ 11. Những di sản còn sót lại của lâu đài và các tòa tháp, nơi những người dân của đế chế Ghurid đã định cư cũng được phát hiện ở bờ bên kia của sông Hari, phía Bắc của tòa tháp, phía trên các vách đá. Bên cạnh đó, còn có dấu vết của các tháp quan sát ở phía Đông. Điều đó khiến người ta cho rằng ngọn tháp không chỉ được bao bọc bởi các khu dân cư mà còn cả những doanh trại quân đội.

Tại Afghanistan người dân gọi tháp Minerat là tháp nghiêng là bởi sau những ảnh hưởng từ dư trấn, ngọn tháp này hiện nay đã không thể đứng thẳng như xưa.

Ngay khi được phát hiện tòa tháp đã bắt đầu xuống cấp và được UNESCO công nhận di sản năm 2002 đến năm 2005 tòa tháp được đưa vào danh sách các di sản "lâm nguy" của thế giới. Mối nguy hiểm đang ngày đêm rình rập di sản này chính là hiệm họa từ sông Hari và sông Jam. Hai con sông này là nguyên nhân gây nên tình trạng xói mòn, rỉ nước cũng như lũ lụt. Bên cạnh đó động đất cũng thường xuyên xảy ra tại đây cũng là một mối nguy lớn. Sở dĩ tại Afghanistan người dân gọi tháp Minerat là tháp nghiêng là bởi sau những ảnh hưởng từ dư trấn, ngọn tháp này hiện nay đã không thể đứng thẳng như xưa.

Cập nhật: 05/02/2016 Theo disanthegioi.info
  • 861