Ngày 14/8, Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ đã cử Đoàn kiểm tra đến Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà. Đơn vị này vừa bị mất bộ phóng xạ Cs-137...
Sáng 14/8, một đoàn kiểm tra gồm 5 người do ông Nguyễn Hào Quang - Trưởng phòng hỗ trợ kỹ thuật và Ứng phó sự cố của Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ làm trưởng đoàn đã lên kiểm tra và làm rõ hiện trường.
Đồng thời, cũng trong sáng 14/8, Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ đã liên hệ với Công An A17 - Cục cảnh sát Công an Kinh tế tổ chức một đoàn gồm 8 người lên Hoà Bình và đã báo cáo với Bộ Khoa học và Công nghệ trong buổi họp giao ban sáng nay.
Sự việc đánh mất phóng xạ được biết như sau.
Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà tiến hành sửa chữa lớn thiết bị các dây chuyền sản xuất trong toàn Công ty.
Trong thời gian qua, nhiều vụ thất thoát phóng xạ đã xảy ra... Ngày 23/12/2003, Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đã bị mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động Clinke. Đến nay, vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ này.
Trước đó, ngày 31/10/2002 trong khu vực Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai - Vinashin (HVS), tỉnh Khánh Hoà, một nhóm 03 nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp của Công ty TNHH Alpha trong khi tiến hành chụp ảnh phóng xạ công nghiệp bằng thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ gamma Ir-192, hoạt độ 42,45 Ci đã gặp sự cố kẹt nguồn. Mới đây nhất, ngày 26/5, Viện Công nghệ Xạ hiếm cũng đã bị mất cắp 54,8 mg chất phóng xạ. Người lấy cắp đã đem hộp phóng xạ bán cho một điểm thu mua phế liệu. |
Ngày 28/7, dây chuyền Lò Nung dừng sản xuất để tiến hành chữa lớn thiết bị. Ngày 30/7, khi tiến hành sửa chữa thiết bị đáy lò nung (vị trí đặt thiết bị tia gamma), bộ phát tia gama được tháo khỏi vị trí điều khiển và đặt tại vị trí sàn Bê tông của đáy lò Nung và được bảo quản đậy kín bằng hộp bảo vệ chuyên dùng vỏ ngoài bằng tôn phía trong đươc khép kín bằng các tấm chì.
Đến 9 giờ 30 sáng ngày 8/8, cán bộ phòng quản lý Cơ điện cùng cán bộ xưởng Lò Nung tiến hành kiểm tra các thiết bị và chuẩn bị lắp vào vị trí vận hành thì phát hiện bị mất bộ phát tia Gamma điều khiển xả Clin ke đáy lò. Hộp bảo vệ an toàn bộ phát tia Gamma cũng "
không cánh mà bay".
Bộ phát tia Gamma có hình dạng hình hộp chữ nhật với kích thước khoảng 100 x 120 x 100 vỏ ngoài hộp được sơn màu ghi xám, cả ba mặt hộp đều có ký hiệu phóng xạ.
Bộ phát tia Gamma điều khiển xả Clin ke này sản xuất năm 1990 tại Cộng Hoà Liên Bang Nga số seri 750, có tên đồng vị phóng xạ là Cs-137.
Còn Hộp bảo vệ an toàn của bộ phát tia Gamma khi không sử dụng có 5 mặt với kích thước khoảng 200 x 200, vỏ ngoài là một lớp tôn đen sơn màu nâu chống gỉ, bên trong thành hộp có bọc tấm chì bốn mặt dày khoảng 5-6 mm. Hộp bảo vệ an toàn hộp phát tia Gamma khi không sử dụng có trọng lượng khoảng 5-7 kg.
Ngay sau khi phát hiện bị mất bộ phát tia Gamma, Công ty đã lập biên bản và tổ chức tìm kiếm trong toàn Công ty, lập công văn báo cáo với Cơ quan Công an Phường Tân Hoà, Công An thị xã Hoà Bình để có biện pháp phối hợp, truy tìm bộ phát tia Gamma và hộp bảo vệ bị mất này.
Đến 17 giờ chiều 13/8, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà đã gửi báo cáo cho Cục Kiểm soát An toàn bức xạ.
Chiều 14/8, ông Ngô Đặng Nhân - Cục trưởng Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, cho biết "Bộ phóng xạ phát tia Gamma bị mất này là nguồn kín. Do đó, các tia phóng xạ không bị phát tán ra ngoài như nguồn hở, kể cả khi hộp bảo vệ bị đập vỡ".
|
Tiến hành tẩy xạ tại điểm thu mua phế liệu đã mua nhầm... chất phóng xạ trong vụ Viện Công nghệ Xạ hiếm bị mất cắp phóng xạ vào ngày 26/5/2006. (Ảnh: VNN) |
Tối 14/8, trao đổi với phóng viên trên đường từ Hoà Bình về Hà Nội, ông Nguyễn Hào Quang cho biết
"Chúng tôi đã rà soát, tìm kiếm xem nguồn có còn lại trong khuân viên nhà máy không. Đồng thời, chúng tôi đã tìm đến một số cơ sở thu mua phế liệu có khả nghi nguồn bị tuồn ra nhưng kết quả vẫn chưa tìm thấy được bộ nguồn đó.
Chúng tôi đã đề nghị với Nhà máy tiếp tục cộng tác với Cơ quan công an triển khai các các nghiệp vu cần thiết kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Hoà Bình để tiếp tục truy tìm và làm rõ."
Trong vụ mất nguồn phóng xạ Cs-137 ở Công ty Cổ phần Xi măng Việt Trung (tỉnh Hà Nam) vào ngày 23/12/2003, các chuyên gia Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ đã đánh giá
mức nguy hại của sự cố như sau:
"Khi nguồn bị mất, nếu nguồn bị tháo ra khỏi hộp bảo vệ và che chắn bức xạ thì sẽ gây chiếu xạ cho những người ở khoảng cách gần nguồn với suất liều lớn, nguy hiểm cho sức khoẻ.
Hơn nữa, nếu nguồn bị đập vỡ thì chất phóng xạ sẽ thất thoát vào môi trường gây nhiễm bẩn phóng xạ. Nếu nguồn bị lẫn vào phế liệu kim loại làm nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở luyện, nấu thép, nguồn sẽ bị nung chảy làm lò luyện thép và lượng thép sản xuất ra bị nhiễm bẩn phóng xạ, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Nguồn Cs-137 có chu kỳ bán rã 30 năm. Do vậy, nó có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, làm tăng các nguy cơ chiếu xạ đến dân chúng". Ngọc Huyền