Tết nhất rồi, khi mua sắm thì cẩn thận rơi vào bẫy nhé các chế. Chỉ mua cái gì cần thiết thôi.
Đã làm kinh doanh thì dĩ nhiên các thương hiệu luôn phải tìm mọi cách để thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng không phải tự nhiên họ làm được điều đó, mà là kết quả của những chiến lược, định hướng, và không kém phần quan trọng là một số mánh khóe được áp dụng tại các cửa hàng.
Người nắm rõ những chiến lược này nhất không ai khác chính là các nhân viên bán hàng. Hãy thử đến với chia sẻ của Sophia Jones, người đã từng làm nhân viên bán hàng của 3 thương hiện "fast fashion" (thời trang ăn liền) đình đám và xem những mánh khóe của các thương hiệu là gì.
Đây là một trong những mánh phổ biến nhất mà các của hàng thời trang thường xuyên áp dụng. Khoa học đã chỉ ra rằng khi gặp màu đỏ, con người sẽ có phản ứng mạnh nhất. Trong tiềm thức của chúng ta, đỏ là màu sắc gây chú ý vì nó thường gắn với nguy hiểm. Khi áp dụng vào trường hợp này, nó tạo cảm giác gấp gáp cho khách hàng, khiến họ phải mau chóng bước vào và xuất tiền.
Các tín đồ thời trang chắc chắn sẽ dễ dàng nhận ra những món đồ đắt tiền, vì chúng có thiết kế rất đặc trưng, từ logo, slogan, màu sắc, kiểu dáng... Trong ngôn ngữ marketing, đó gọi là "nhận diện thương hiêu" - brand recognition.
Hầu hết các thương hiệu fast-fashion (điển hình như Zara và H&M) luôn phải tìm cách khiến cho sản phẩm của mình được nổi bật, có kiểu dáng trông từa tựa như một thương hiệu cao cấp nào đó nhưng với giá rẻ hơn rất nhiều. Một bộ phận người tiêu dùng thích điều đó, và họ đã thành công.
Có thể nói gần như trong mọi cửa hàng thời trang, bạn sẽ luôn thấy những con mannequin được phối nguyên một bộ đồ hoàn chỉnh. Và hóa ra đây cũng là một mánh khóe để hút tiền người tiêu dùng.
Nếu khách hàng thích một chiếc áo mannequin mặc, nhiều khả năng họ sẽ mua thêm đồ sao cho phù hợp với nó. Đây được gọi là "bán chéo" - cross-selling, một phương pháp thông dụng trong bán hàng.
Giống như siêu thị, các cửa hàng thời trang cũng muốn bạn ở trong đó càng lâu càng tốt. Vậy nên, họ sẽ sử dụng những mánh khóe để khiến bạn di chuyển chậm hơn.
Bằng cách khéo léo bài trí bàn, giá treo đồ và tủ kệ, khách hàng khó có thể đi nhanh, và điều đó cho phép họ tìm thấy nhiều đồ đáng để mua hơn.
Bên trong cửa hàng, gian đồ giảm giá được đặt ở cả lối vào lẫn phía sau - gần với phòng thay đồ - và đây là một hành động có chủ đích.
Khi tấm bảng SALE đỏ chói đã thu hút khách hàng thành công, họ sẽ tiếp cận gian giảm giá đầu tiên, chọn được món đồ nào đó rồi bước vào phòng thử. Nhưng trên đường đến phòng thử, họ lại thấy một gian hàng khác.
Đây là cách các cửa hàng "bẫy" người tiêu dùng giữa một ma trận đồ giảm giá, và làm giảm khả năng "kìm lòng giữ ví" của họ xuống.
Các thương hiệu thời trang theo dạng "fast fashion" có thể thay đổi bộ sưu tập theo từng tháng, thậm chí là từng tuần. Đồng thời, chất liệu quần áo của họ dù tốt nhưng đủ rẻ tiền để không thể mặc quá lâu.
Cộng lại, các thương hiệu khiến khách hàng cảm thấy món đồ mình mua nhanh chóng lỗi mốt, và chắc chắn nhiều người sẽ không thích điều đó. Mà không thích thì lại xuất tiền thôi.
Có rất nhiều người từng chia sẻ rằng họ luôn cảm thấy phấn chấn hơn khi bước vào một cửa hàng thời trang. Nhưng đâu phải tự nhiên họ cảm thấy vậy?
Các cửa hàng có cách để khiến khách hàng cải thiện tâm trạng hơn. Sử dụng những gam màu sáng, mùi hương phảng nhẹ, và âm nhạc có tiết tấu vừa đủ để kích thích khách hàng, khiến họ khao khát muốn tận hưởng cuộc sống hơn.
Khoa học cũng từng chứng minh rằng nếu chọn được nhạc đúng, khách hàng có xu hướng lưu lại cửa hàng lâu hơn và chi nhiều tiền hơn.
Với dạng thiết kế này, các cửa hàng tạo ra cảm giác mời gọi hơn so với bình thường, vì nó mô phỏng lại cánh tay người dang ra để ôm vậy.