Thời trang thế kỷ 19: Hàng loạt phụ nữ bị thiêu sống vì bộ váy "thời thượng" này

Bí mật về chiếc váy chứng minh sự quyền quý, giàu có của tầng lớp thượng lưu nhưng lấy mạng 40.000 phụ nữ
  •   3,45
  • 5.052

Lịch sử đã qua đi nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu phần nào cuộc sống của người xưa nhờ công to lớn của những bức ảnh được lưu giữ đến tận ngày nay. Chúng có thể không nét không tỏ không màu sắc sống động nhưng vẫn là minh chứng cho lịch sử.

Bạn có phải là một cô gái thời thượng, luôn sẵn sàng chạy theo các mốt thời trang mới nhất?

Nếu đúng, hãy cảm ơn trời đất rằng mình sinh ra ở thế kỷ 21 đi. Bởi vì nếu bạn sống trong thế kỷ 19 với tính cách tương tự, bạn hoàn toàn có thể bị thiêu sống bất kỳ lúc nào. Nguyên do là vì crinoline - một loại váy thời thượng của phụ nữ trong thời kỳ này.

Đây chính là Crinoline - loại váy phồng, bên trong có khung bằng thép.
Đây chính là Crinoline - loại váy phồng, bên trong có khung bằng thép.

Theo trang Rare Historical Photos, Crinoline xuất hiện trên sân khấu thời trang vào giữa những năm 1800 và lấy tên từ tiếng Pháp, trong đó "crin" có nghĩa là "lông ngựa”, một chất liệu cứng được làm từ lông ngựa - và "lin" là sợi lanh dùng để dệt vải lanh.

Đầu những năm 1850, khi máy may được phát minh, nó đã được coi là một trong những phát kiến quan trọng nhất của thế kỷ 19 vì giúp việc sản xuất hàng loạt quần áo bao gồm cả đồ lót trở nên dễ dàng, nhanh chóng.

Ban đầu, chỉ có những người thuộc tầng lớp thượng lưu mới có thể mặc mẫu váy này. Nó như một dấu hiệu điển hình chứng minh sự quyền quý, giàu có của tầng lớp thượng lưu và đặc biệt là sự sang trọng, cao sang của các quý bà.

Thời điểm này, người ta có xu hướng thích những chiếc váy càng rộng, càng bồng bềnh càng tốt. Tuy nhiên, không có đủ lông ngựa để làm Crinoline và đến tháng 6 năm 1856, người ta đã sáng tạo ra những chiếc Crinoline làm từ thép định hình siêu nhẹ. Phát minh này được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1856 bởi RC Milliet ở Paris, và chỉ vài tháng sau nó đã cực kỳ phổ biến ở Anh.

Crinoline làm từ thép được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, các nhà máy trên khắp các quốc gia phương Tây sản xuất hàng chục nghìn chiếc trong một năm. Các vật liệu thay thế, chẳng hạn như xương cá voi, mía, gutta-percha và thậm chí cả cao su bơm hơi (cao su tự nhiên) cũng được dùng để làm Crinoline, nhưng vật liệu từ thép vẫn phổ biến nhất.

Tháng 6 năm 1856, người ta đã sáng tạo ra những chiếc Crinoline làm từ thép định hình
Tháng 6 năm 1856, người ta đã sáng tạo ra những chiếc Crinoline làm từ thép định hình siêu nhẹ.

Ban đầu, chỉ có những người thuộc tầng lớp thượng lưu mới có thể mặc mẫu váy này. Nó như một dấu hiệu điển hình chứng minh sự quyền quý, giàu có của tầng lớp thượng lưu và đặc biệt là sự sang trọng, cao sang của các quý bà. Hình ảnh những chiếc váy như vậy cũng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn chương, hội họa.

Nhưng theo thời gian, nó trở nên ngày càng phổ biến. Crinoline dần được mặc bởi phụ nữ thuộc mọi địa vị và tầng lớp xã hội trên khắp thế giới phương Tây, từ nhân vật hoàng gia đến công nhân nhà máy.

Không thể phủ nhận rằng Crinoline thực sự giúp chị em phụ nữ thế kỷ 19 thêm phần lộng lẫy với kiểu váy bồng bềnh, quyến rũ. Thậm chí, nó còn mang lại những ưu điểm đáng khen. Mà trước nhất phải kể đến trọng lượng. Những chiếc Crinoline nhẹ nhàng giúp các quý bà giảm được vài cân vải trên người, tránh bị bí bách, nóng bức.

Và đặc biệt là việc đi vệ sinh của họ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhiều phụ nữ còn cho rằng nó cũng vô cùng tiện lợi khi họ có thể cất giữ nhiều món đồ lặt vặt bên dưới váy mình.

Váy phồng có độ xòe hết sức vĩ đại nhờ khung thép bên trong.

Thậm chí người ta có thể dùng khung thép ấy để thay áo mưa. Tiện vô cùng...
Thậm chí người ta có thể dùng khung thép ấy để thay áo mưa. Tiện vô cùng...

Crinoline tiện lợi cũng nguy hiểm nếu mặc mà không cẩn thận. Càng về sau, người ta càng tìm thấy nhiều nhược điểm của Crinoline. Phần lồng váy quá lớn gây khó khăn trong quá trình di chuyển, đặc biệt là khi phải đi qua cửa.

Bên cạnh những bi hài thường nhật ấy còn là một mối nguy thực sự. Bởi vì, chiếc váy này sẽ trở thành cái bẫy chết người nếu người mặc không may đứng quá gần lửa.

Chiếc váy này sẽ trở thành cái bẫy chết người nếu người mặc không may đứng quá gần lửa.
Chiếc váy này sẽ trở thành cái bẫy chết người nếu người mặc không may đứng quá gần lửa.

Lý do là vì cấu tạo của chiếc váy khiến cho nó lưu giữ rất nhiều không khí bên dưới. Đồng thời do kích cỡ quá khổ, váy cũng được may từ rất nhiều vải.

Sự kết hợp này khiến nó rất dễ bắt lửa. Kết cấu từ khung thép cũng vô tình khiến chiếc váy giống như một chiếc lồng bị khóa chặt vậy, và họ không dễ dàng thoát ra khi có sự cố.

Khi thời trang là phải... mạo hiểm

Một lý do khác khiến thời trang trong thời kỳ này thực sự nguy hiểm, là vì loại vải dùng để may áo quá dễ bắt lửa. Những câu chuyện bi thương từ loại vải này cũng xảy ra rất thường xuyên với các vũ công trong thế kỷ 19.

Vũ công hồi đó cũng mặc váy cấu thành từ nhiều lớp vải để tạo độ xòe. Chỉ có điều, đèn sân khấu thời kỳ ấy sáng bằng khí đốt, lại còn đặt ngay dưới chân.

"Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" - tục ngữ của ông cha ta đã được áp dụng chính xác theo nghĩa đen ở trường hợp này.

Vải dùng để may áo quá dễ bắt lửa.
Vải dùng để may áo hồi đó quá dễ bắt lửa.

Một trong những tai nạn nổi tiếng nhất là trường hợp của vũ công Emma Livry vào năm 1862, khi cô đã bị thiêu sống vì chân váy vướng phải một chiếc đèn khí. Sau tai nạn thảm khốc, cô chỉ còn sống thêm được 8 tháng trước khi qua đời ở tuổi 21.

May mắn là đến cuối thế kỷ 19, quan niệm về thẩm mỹ cũng thay đổi. Loại váy phồng cũng được thu gọn lại, nhằm giảm đi rủi ro bắt lửa, đảm bảo an toàn cho người mặc.

May mắn là đến cuối thế kỷ 19, loại váy phồng này cũng được thu gọn lại.
May mắn là đến cuối thế kỷ 19, loại váy phồng này cũng được thu gọn lại.

Tuy nhiên, nỗi lo về việc quần áo dễ bắt lửa vẫn tồn tại trong thời gian rất dài. Ở thời kỳ đó, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại vải rất mát - chẳng hạn như flannelette (loại vải mềm như cotton). Nhưng đổi lại, chúng khi bắt lửa thì sẽ cháy cực nhanh.

Đến mức năm 1953, chính phủ Mỹ phải thông qua đạo luật mới nhằm đảm bảo các nhà sản xuất phải làm ra quần áo an toàn hơn. Để rồi sau đó, các đạo luật tương tự cũng xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới.

Cập nhật: 11/07/2024 Theo helino/TTVH
  • 3,45
  • 5.052