Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chiếc kim lâu đời nhất thế giới trong một hang động ở Siberia, vẫn sử dụng được sau 50.000 năm.
Cái kim cổ xưa được chế tác từ xương của một con chim cổ đại, là kết quả của người Denisova, một giống người đã tuyệt chủng từ lâu, theo các chuyên gia Nga.
Truyền hình Nga đưa tin về chiếc kim lâu đời nhất thế giới.
Nó được tìm thấy trong hang Denisova trong cuộc khai quật vào mùa hè hàng năm trong hơn ba thập kỷ qua.
Giáo sư Mikhail Shunkov, Viện trưởng Viện Khảo cổ học và Dân tộc học ở Novosibirsk, cho biết: "Đây là phát hiện độc đáo nhất của mùa hè năm nay, thậm chí có thể được gọi là một phát hiện giật gân".
Nó được làm bằng xương của một con chim cổ đại.
"Nó là một cái kim bằng xương. Tính đến nay, nó là cái kim cổ xưa nhất trên thế giới, khoảng 50.000 năm tuổi".
Đây là một chiếc kim khâu hoàn chỉnh với một lỗ xỏ chỉ, được tìm thấy trong hang động ở núi Altai, nơi được tin là giữ bí mật về nguồn gốc của con người, theo Siberia Times.
"Chiếc kim như là một bằng chứng cho thấy người Denisova phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta biết trước đây".
Cái kim dài hơn 7 cm, theo Tiến sĩ Maksim Kozlikin, người đứng đầu cuộc khai quật, đây là cây kim dài nhất được tìm thấy trong hang Denisova.
Cái kim dài hơn 7cm và có lỗ xỏ chỉ hoàn chỉnh.
Hang động rộng lớn này từng là nơi ở của người Denisova, cùng với người Homo sapiens, người Neanderthal trong ít nhất 288.000 năm.
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều phát hiện giá trị về tổ tiền loài người ở hang động này.
Phân tích các chi tiết trong hang từng chỉ ra rằng loài người đã ra khỏi châu Phi sớm hơn giả định của các chuyên gia khoảng 35.000 năm.
"Ở đây có những bằng chứng gene đầu tiên của con người hiện đại bên ngoài châu Phi", Sergi Castellano, một nhà khoa học tại Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck nói hồi đầu năm.
Phía bên trong hang Denisova, nơi các nhà khảo cổ học tìm kiếm bằng chứng về tổ tiên của loài người.
Khách du lịch tham quan hang Denisova, Siberia.