Tính đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới cho thấy có nhiều mô hình khác nhau

  •  
  • 3.689

Danh Phương

Các khu rừng nhiệt đới là những ngôi nhà kho báu của thế giới về tính đa dạng sinh học, nhưng không phải tất cả các khu rừng nhiệt đới đều giống nhau.

Tính đa dạng sinh học có thể được phân bổ đều hơn so với các mặt khác ở một số khu rừng, vì thế cần đến chiến lược bảo tồn và quản lý khác nhau. Đó là một trong những kết luận của cuộc nghiên cứu tại khu rừng nhiệt đới miền đất thấp ở Tân-Ghinê với quy mô lớn của viện nghiên cứu Smithsonia, được đăng trong xuất bản ngày 9 tháng 8 của tờ Thiên Nhiên.

Cuộc nghiên cứu trước đây phần lớn tập trung vào “các điểm nóng” của tính đa dạng, như những khu rừng miền đất cao ở những vùng đồi thấp dưới chân núi Andes, nơi mà các đường dốc tuột nằm ở độ cao, nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố môi trường khác làm gia tăng tính đa dạng bằng cách tạo nên môi trường sống khác nhau trong phạm vi khoảng cách ngắn. Sự thay đổi cấu trúc hình thái trong vùng giữa các nơi như thế được gọi là tính đa dạng beta.

Phần lớn các khu rừng nhiệt đới còn sót lại trên thế giới là những khu rừng miền đất thấp ở Tân-Ghinê, Borneo, Congo và vùng vịnh Amazon. Nhiều nhà nghiên cứu đã tự biện rằng, những khu rừng miến đất thấp như thế cũng có tính đa dạng beta cao, nhưng điều này vẫn chưa được kiểm tra cặn kẽ. Các dữ liệu không đáng kể về sự phân bố hình thái trong những khu rừng khổng lồ này, đặc biệt là đối với các loại côn trùng, tạo nên đóng góp to lớn tính đa dạng sinh học của thế giới.

Một bé trai cầm con sâu bướm lớn đậu trên nhánh cây. (Ảnh: Smithsonian cung cấp)

Một nhóm nhà thực vật học và côn trùng học quốc tế, kể cả các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Smithsonia, đã thu thập dữ liệu đưa ra 500 loài sâu bướm, các loài bọ cánh cứng, và các loài ruồi giấm trong khu rừng miền đất thấp yên tĩnh của vùng vịnh sông Sepik và Ramu ở khu vực thổ dân Papu ở Tân Ghi-nê. Nhóm đã sưu tầm các loài côn trùng và cây trồng từ 8 địa điểm nghiên cứu băng ngang qua khu rừng tiếp giáp rộng 75,000 km2 - một khu vực có kích thước bằng miền Nam Carolina - và đã lưu ý tính chất thay đổi của các loài trong số những nơi khác nhau.

Dữ liệu cho thấy tính đa dạng beta thấp qua vùng nghiên cứu đối với cả 3 nhóm côn trùng và thực vật, cho thấy các loài này có khuynh hướng lan rộng và các cộng đồng sinh vật học thay đổi rất ít ngay cả trên những khoảng cách rất rộng. Sự phân bổ rộng khắp của các loài côn trùng là một điều đáng ngạc nhiên, dựa vào các lối sống tĩnh tại của nhiều loài.

Nhà khoa học Scott Miller, tác giả của tờ báo Thiên Nhiên nói: “Một số loài sống suốt đời trên một thực vật đơn lẻ, nhưng lại có cánh. Có lẽ do chúng không muốn bay, nhưng nếu như cần chúng có thể bay.” Côn trùng cũng đã cho ta thấy sự chuyên hóa có giới hạn trên những loài thực vật chúng sống nhờ vào, trái với giả định chung cho rằng các loài miền nhiệt đới có chiều hướng chuyên môn hóa rất cao.

Vì là nghiên cứu về các loại côn trùng, nên các điểm nghiên cứu cách nhau tối đa là 500km chiếm phần nghiên cứu hơn một nửa số loài côn trùng. Đối với loài ruồi giấm, dù ở những khoảng cách xa lên đến 950km nhưng tính chất loài này hầu như vẫn không thay đổi. Trái lại, các vị trí rừng nhiệt đới ở miền cao tại những độ cao khác nhau có lẽ chiếm ít hơn 1/5 số loài, dù là loài thực vật chúng sống nhờ vào cũng không đổi.

Nhóm nghiên cứu gia quốc tế đang làm việc ở tân Ghi-nê bao gồm: Scott Miller và Karolyn Darrow đến từ Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonia và Yves Basset đến từ Viện nghiên cứu Nhiệt đới ở Panama, cùng với sự có mặt của các cộng tác viên nghiên cứu thuộc Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Vojtech Novotny (Viện hàn lâm khoa học Cộng hòa Séc) và George Weiblen (Trường Đại học Minnesota).

Tính đa dạng beta thấp mà cuộc nghiên cứu này quan sát có những mối liên quan đến sự bảo tồn sinh vật học. Tính đồng nhất của những khu rừng miền đất thấp cho ta thấy một điều rằng toàn bộ tính đa dạng của các loài trong những khu rừng nhiệt đới nhìn chung là thấp hơn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây.

Kết quả có được của cuộc nghiên cứu giúp định hướng chiến lược bảo tồn loại rừng nhiệt đới. “Có một số vấn đề mang tính triết học rằng việc quan tâm đến các dữ liệu của chúng ta là điều hữu ích nên làm.” Miller nói.

Các chiến lược bảo tồn những khu rừng có tính đa dạng beta thấp và cao có thể không giống nhau. Ông nói: “Các dữ liệu chúng ta có được từ khu rừng miền đất thấp Tân-Ghinê cho thấy rằng rừng càng lớn càng tốt. Trong môi trường sống tương đối đồng đều, bạn sẽ không mất đi nhiều tính đa dạng beta lẽ ra phải được xem là điển hình phù hợp với các nơi nhỏ hơn. Nhưng điều trái ngược có thể có hiệu lực đối với độ cao hoặc xu hướng thời tiết.”

Vẫn còn nhiều điều để học hỏi bởi việc thu thập các dữ liệu ở cường độ cao là một quá trình chiếm rất nhiều thời gian. Miller nói: “Bằng mọi cách chúng tôi đã không giải quyết được vấn đề quản lý về sự bảo tồn". Ông đã ghi nhận rằng cuộc nghiên cứu theo dạng này cần phải được tái tạo trên một quy mô không gian rộng lớn ở vịnh Amazon và vịnh Congo để quan sát xem mô hình của tính đa dạng beta thấp có giữ lại được hay không.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập nhiều dữ liệu trong hơn 3 năm và đã tin vào các dữ liệu từ công tác nghiên cứu có từ một thập kỷ qua ở Tân-Ghinê. Điều then chốt dẫn đến sự thành công của đề án là các nhà nghiên cứu địa phương. Miller nói: “Chúng tôi có một nhóm khoa học gia người Papu ở Tân-Ghinê và đội ngũ chuyên gia chuyên về tính đa dạng sinh học làm việc với chúng tôi, là những người mà cơ bản lúc nào cũng làm việc trên mặt đất và thực sự là những nhà sinh vật học rất giỏi.”

Các chuyên gia nghiên cứu tính đa dạng sinh học này là những nhà nghiên cứu được tuyển trong vùng, và được đặc biệt huấn luyện để sưu tầm và để xác định các loài thuộc từng miền cụ thể.

Theo Sciencedaily Sở KH & CN Đồng Nai
  • 3.689