Không chỉ con người, loài tinh tinh cũng có bên thứ ba đóng vai trò như cảnh sát để giải quyết mâu thuẫn.
>>> Tinh tinh đa dạng về gene hơn người
Cho đến nay, hành vi mang động cơ đạo đức ở loài tinh tinh vẫn chỉ mang tính giai thoại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu động vật linh trưởng ở ĐH Zurich (Thụy Sĩ) giờ có thể xác nhận rằng tinh tinh can thiệp một cách không thiên vị để giải quyết xung đột, nhằm mục đích duy trì tính ổn định trong nhóm. Chúng thể hiện hành vi mang tính chất xã hội dựa trên lợi ích của cộng đồng.
Tự nguyện đóng vai trò trọng tài để can thiệp một cách vô tư vào mâu thuẫn là cử chỉ tuyệt vời nếu nhiều cá thể cùng xảy ra tranh chấp. Các nhà nghiên cứu đã quan sát và so sánh hành vi của 5 nhóm tinh tinh được nuôi nhốt. Tại công viên Walter ở Gossau (Thụy Sĩ), những chú tinh tinh được quan sát trải qua một số tình huống rất đặc biệt.
Tinh tinh cũng có tính gắn kết xã hội rất cao. (Nguồn: Physorg)
“Chúng tôi may mắn có cơ hội quan sát một nhóm tinh tinh có một con cái mới gia nhập nhóm, và trong đó vai trò của các con đực được đánh giá lại. Khi đó, tính ổn định của nhóm bắt đầu bị xáo trộn", Claudia Rudolf von Rohr, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.
Nhưng không phải con tinh tinh nào cũng có thể trở thành quan tòa phù hợp. Những con đực hay con cái có vai trò lớn trong nhóm hoặc rất được tôn trọng mới có thể hòa giải mâu thuẫn. Nếu không, thẩm phán sẽ không thể chấm dứt mâu thuẫn. Giống như con người, cộng đồng tinh tinh cũng tồn tại “chính quyền”.
“Vấn đề quyền lợi trong mối quan tâm của cộng đồng tinh tinh phát triển giống như con người và tạo nên nền tảng cho hành vi cư xử có đạo đức. Điều này cũng có thể quan sát được trong những họ hàng gần gũi nhất với con người", Rudolf von Rohr kết luận.