Trong suốt 3.000 năm qua, một khu vực ở Nam Cực là nơi trú ngụ của 1,5 triệu con chim cánh cụt Adélie mà con người không hề biết.
Khu vực bí ẩn của loài chim cánh cụt Adélie chỉ được phát hiện ra gần đây bởi Hiệp hội Địa, Vật lý Mỹ.
Theo các nhà nghiên cứu, khu vực được gọi là "siêu lục địa" của loài chim cánh cụt này là một mảng ở Nam Cực, được bao quanh bởi nhiều lớp băng. Nó còn được đặt tên là: Quần đảo nguy hiểm.
Khu vực được cho là "thánh địa" suốt hàng nghìn năm qua của loài chim cánh cụt Adélie ở Nam Cực.
Khu vực này được phát hiện khi một nhóm các nhà nghiên cứu đã tốn 10 tháng để thực hiện một cuộc khảo sát ở Nam Cực, nghiên cứu về chim cánh cụt Adélie bằng cách xem qua những hình ảnh vệ tịnh.
Heather Lynch, một nhà sinh thái học tại Đại học Stony Brook từng cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã biết tất cả các thuộc địa của chim cánh cụt ở đâu".
Tuy nhiên, Lynch và các nhà nghiên cứu khác trong quá trình nghiên cứu của mình suýt chút nữa đã bỏ sót khu vực "quần đảo nguy hiểm" nếu không phát hiện kỹ hơn nhờ các hình ảnh cho thấy khu vực này chưa đầy phân chim cánh cụt.
"Chúng tôi nghĩ rằng trước đây đã bỏ lỡ nó một phần bởi vì chúng tôi đã không mong đợi tìm thấy chúng ở đó", Lynch nói.
Quần đảo nguy hiểm ở Nam Cực là nơi không dễ đến, vì nơi đây luôn bị bao phủ bởi một lớp băng biển dày xung quanh.
"Trong khu vực này nhỏ đến mức nó thậm chí không xuất hiện trên hầu hết các bản đồ của Nam Cực nhưng chim cánh cụt Adélie sống nhiều hơn phần còn lại của Nam Cực cộng lại", Lynch cho biết.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang dành thời gian để tìm hiểu những con chim cánh cụt đang ăn gì dựa trên màu hồng từ phân của chúng trong ảnh vệ tinh. Màu hồng có thể là bởi khác biệt của thức ăn. Chúng ăn nhuyễn thể khác so với ăn cá.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã xác định niên đại bằng xương chim cánh cụt có trên khu vực mới được phát hiện và vỏ trứng được tìm thấy cho thấy những chú chim cánh cụt đã ẩn náu trên đảo trong một thời gian dài.