2.402 người Mỹ thiệt mạng, hàng chục chiến hạm bị đánh đắm hoặc hư hại cùng hàng trăm máy bay bị phá hủy là hậu quả của trận chiến thảm khốc ở Trân Châu Cảng năm 1941.
Sáng ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ phát động cuộc chiến nhằm vào căn cứ của Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng ở Hawaii. Yếu tố bất ngờ cùng những đòn tấn công dũng mãnh khiến phía Mỹ hứng chịu hậu quả nặng nề dù họ chưa chính thức tham gia Thế chiến II. Vụ tấn công đẩy Mỹ vào cuộc chiến chống lại phe Phát xít cùng quân đồng minh.
Khoảnh khắc tàu USS California (BB 44) cháy trong cuộc tấn công của Phát xít Nhật. Tàu USS Arizona (BB 39) cũng đang bốc cháy sau đó tại Trân Châu Cảng.
Hệ thống phòng không trên đảo Ford. Dù nắm lợi thế chủ động nhưng Nhật Bản vẫn mất 29 máy bay chiến đấu vì hệ thống phòng không của Mỹ. Tuy nhiên, thiệt hại mà Hải quân Mỹ phải chịu cao hơn rất nhiều với 188 máy bay bị phá hủy và 155 chiếc hư hại.
Khu nhà chứa máy bay của Mỹ ở đảo Ford hư hại nặng nề trong cuộc không kích. Thất bại ở Trân Châu Cảng khiến Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản. Hai nước Phát xít khác là Đức và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ.
Tháp kiểm soát nằm trên đảo Ford. Công trình này tồn tại qua vụ tấn công và tiếp tục được sử dụng cho tới ngày nay. Hiện tại, nó được chuyển đổi mục đích sử dụng thành thư viện hàng không.
Chiến hạm USS Arizona (BB 39) bốc cháy nhìn từ đảo Ford. Trong số 4 tàu chiến bị đánh chìm, Hải quân Mỹ trục vớt hai chiếc để sửa chữa. Hai chiếc còn lại hư hại quá nặng nên vẫn nằm yên nghỉ dưới biển.
USS Shaw (DD 373), tàu chiến lớp Mahan, nổ sau khi bị bắn trúng.
Binh sĩ bất lực nhìn quả cầu lửa khổng lồ bốc lên từ chiến hạm Shaw. Đảo Ford, nơi Mỹ đặt nhiều chiến đấu cơ, cũng bị oanh tạc dữ dội.
Trận chiến Trân Châu Cảng - cuộc tấn công bất ngờ