Đừng tin vào mọi thứ bạn học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hình ảnh đẹp đẽ của Christopher Columbus, nhà khám phá vĩ đại của châu Mỹ, phần lớn dựa trên cuốn tiểu sử ra mắt năm 1828 của Washington Irving, mang tên “A History of the Life and Voyages of Christopher Columbus” mà nội dung gần như là… hư cấu. Cuộc đời thực sự của Columbus phức tạp hơn, gây nhiều tranh cãi hơn, và cũng thú vị hơn nhiều.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều mà bạn vẫn cho là đúng về Columbus, nhưng hoá ra lại không phải vậy. Sau đây là 7 quan niệm sai lầm về Christopher Columbus mà trường học đã dạy bạn.
Trái với những gì Irving viết, Columbus không phải là một nhà địa lý học thiên tài và cô độc, bị bủa vây bởi cả tá những kẻ theo thuyết Trái đất phẳng. Sự thật rằng Trái đất có hình tròn đã được phổ biến rộng rãi trong giới khoa học từ thế kỷ 15. Điều người ta chưa biết chính là kích cỡ của hành tinh này.
Columbus đánh cược rằng Trái đất khá nhỏ bé. Ông tính toán khoảng cách từ Tây Ban Nha đến Nhật Bản nếu đi về hướng Tây chỉ khoảng 3.862km mà thôi. Trên thực tế, con số này xấp xỉ 17.702km, và bạn còn bị chắn bởi hai lục địa trên đường đi nữa. Columbus không những sai trầm trọng về chu vi Trái đất, mà ông còn cho rằng nó có hình… quả lê thay vì hình cầu.
Theo đúng lịch sử thế giới, Columbus không thể là người Ý, bởi nước Ý còn chưa thành hình cho đến tận năm 1861.
Columbus được sinh ra ở Genoa.
Columbus được sinh ra ở Genoa, một thành phố cảng ở vùng phía bắc Liguria thuộc nước Ý ngày nay. Nhưng Vương quốc Ý chưa thống nhất trước năm 1861, tức hơn 350 năm sau khi Columbus đến châu Mỹ. Vào thời của Columbus, Genoa là một nền cộng hoà độc lập với ngôn ngữ và tiền tệ riêng. Vấn đề càng phức tạp khi Columbus rời Genoa từ khá sớm và trở nên nổi tiếng ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Vào cuối thế kỷ 19, người Mỹ gốc Ý dựa vào hình ảnh của Columbus để đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc đối với người Ý nhập cư. Các cộng đồng người Mỹ gốc Ý tại nhiều thành phố như San Francisco bắt đầu tổ chức diễu hành Ngày Columbus hàng năm để ca tụng vị anh hùng châu Mỹ với di sản từ nước Ý. Cũng như để quảng bá cho những cống hiến của người Ý đối với xã hội và văn hoá nước Mỹ.
Nếu hỏi bất kỳ đứa nhóc cấp một nào rằng “Ai khám phá ra châu Mỹ”, chúng sẽ nói với bạn rằng đó là Christopher Columbus. Kỳ quái là nếu hỏi hầu hết những người trên 50 tuổi, họ cũng cho câu trả lời tương tự. Nhưng có những sai lầm nghiêm trọng trong khẳng định đó.
Christopher Columbus đặt chân lên Guanahani vào năm 1492, nay là San Salvador, một hòn đảo thuộc Bahamas.
Kể cả khi chúng ta bỏ qua sự thật rằng có hàng triệu người bản địa đã sống trên vùng đất mà ngày nay được gọi là Bắc Mỹ, từ hơn 10.000 năm trước khi Columbus “khám phá” ra nó. Columbus vẫn không phải là người châu Âu đầu tiên cắm cờ trên “Thế giới mới”.
Các nhà sử học và khảo cổ học đều đồng ý rằng, người Viking và có thể chính là Leif Erikson (nhà thám hiểm người Na Uy, sinh khoảng năm 970 ở Iceland), đã khai khẩn vùng bờ đông Canada từ thế kỷ thứ 10.
Nhưng nếu bạn không tin những điều nói trên, thì còn một vấn đề nữa: Columbus chưa bao giờ đặt chân lên Bắc Mỹ. Đội viễn chinh đầu tiên của Columbus đã đến một hòn đảo nhỏ ở Bahamas vào ngày 12/10/1492. Những đội sau đó đến bờ biển Cuba, Jamaica, và Hispaniola, cùng nhiều đảo khác. Dù những hòn đảo đó đúng là một phần của “châu Mỹ”, chẳng thành viên nào trong đội quân của Columbus khám phá ra thứ mà hầu hết người Mỹ xem là “châu Mỹ”.
Sai một nửa. Columbus và thuỷ thủ đoàn có lẽ đã gọi ba con tàu của họ là Nina, Pinta, và Santa Maria, nhưng chúng chỉ là biệt danh mà thôi.
Nina không phải là tên chính thức của con tàu. Chiếc thuyền buồm nhỏ đó ban đầ được gọi là Santa Clara, nhưng được các thuỷ thủ đặt biệt danh là Nina (“cô bé” trong tiếng Tây Ban Nha) để tỏ lòng kính trọng đến chủ nhân con tàu, Juan Nino. Không ai biết tên gốc của Pinta là gì, nhưng một số nhà sử học đoán rằng biệt danh đó là viết tắt của “la pintada”, hay “the painted lady”, ám chỉ một…cô gái điếm.
Về phần Santa Maria, có câu chuyện nói rằng đây là cái tên mà Columbus đặt cho một con tàu tên gốc là Gallega hay Santa Gallega, bởi chủ nhân của nó đến từ vùng Galicia của Tây Ban Nha. Một cách giải thích khác là cái tên nghe như “thánh” này thực ra lại ám chỉ một cô gái điếm nổi tiếng tên Maria Galante.
Không. Columbus không hề biết ông đã vô tình tìm ra rìa của hai lục địa siêu lớn gần bằng 40% tổng diện tích đất liền của thế giới ông đã vô tình tìm ra rìa của hai lục địa siêu lớn gần bằng 40% tổng diện tích đất liền của thế giới. Thay vào đó, cho đến tận lúc qua đời, ông vẫn tin mình đã khám phá ra một tuyến đường thuỷ từ phương tây đến châu Á, hay “Đông Ấn”. Đó là lý do tại sao ông gọi các bộ tộc thổ dân địa phương là “Indians”.
Thay vì nghĩ rằng mình đã khám phá ra một nơi thực sự chưa ai từng biết, Columbus tin mình đã đến một hòn đảo châu Á nào đó mà Marco Polo chưa phát hiện ra. Thật vậy, Columbus suýt nữa đã là người châu Âu đầu tiên đến Nam Mỹ, nhưng ông nhầm bờ biển Venezuela là Trung Hoa Đại lục, và do đó không hào hứng khám phá tiếp nữa.
Trong vài thập kỷ qua, Columbus đã bị nhiều người buộc tội gây ra cái chết cho hàng triệu người bản địa, những người tiếp xúc với mầm bệnh từ châu Âu, hoặc gục ngã trước lưỡi gươm của binh lính và bè lũ thực dân. Dù có vẻ hơi quá, nhưng trên thực tế, cuộc đụng độ giữa Columbus với người Taino bản địa tại Hispaniola cũng không kém phần thảm hoạ.
Ước tính có 300.000 Taino sống tại Hispaniola vào năm 1492. Chỉ 16 năm sau đó, con số này giảm còn 60.000. Đến năm 1548, chỉ còn lại 500 người. Người ta tin rằng có đến 50.000 người đã tự tử hàng loạt chứ quyết không sống dưới sự thống trị của người Tây Ban Nha.
Không chỉ có người Indians châu Mỹ mới run sợ Columbus.
Những người chỉ trích Columbus gọi ông là kẻ sát nhân sẵn sàng gây ra tội ác diệt chủng. Kris Lane, một nhà sử học Mỹ Latin, không đồng ý với điều đó. Lane nhìn nhận những tội ác của riêng Columbus, bao gồm bắt giữ người bản địa và bán họ như nô lệ, hay ép một số người Taino làm việc tới chết dưới các mỏ vàng. Nhưng ông không tin Columbus có ý định quét sạch người Indians, kể cả khi cuối cùng mọi chuyện lại diễn ra đúng như vậy.
“Columbus có bảo vệ người châu Mỹ bản địa không? Không. Ông ta có muốn tiêu diệt họ không? Không. Diệt chủng hàng loạt có phải là hệ quả trực tiếp từ những việc làm của ông và mưu đồ thương mại của gia đình ông? Đúng” - Lane viết như vậy trên tờ Washington Post.
Không chỉ người Indians châu Mỹ run sợ Columbus. Kể cả khi chúng ta tin những bằng chứng rằng ông là một người vĩ đại trong cả cuộc đời, thì có nhiều bằng chứng đáng tin cậy khác cho thấy Columbus còn là một nhà lãnh đạo độc đoán và thậm chí là tàn ác, áp đặt ý chí của mình lên những người Tây Ban Nha khác thông qua những chiến lược hung bạo và đáng sợ.
Trong cuốn “Columbus: The Four Voyages”, tác giả Lawrence Bergreen đã miêu tả những phương thức đàn áp mà Columbus áp dụng dưới vai trò lãnh đạo những người định cư ở Hispaniola. Ông ta thích hình phạt đòn roi ở nơi công cộng, cắt lưỡi một người phụ nữ vì “nói xấu” Columbus và các anh em ông, treo cổ nhiều người Tây Ban Nha vì ăn trộm bánh mì, và ra lệnh đánh đập tàn bạo những người phạm tội dù hết sức nhỏ nhặt.
Khi Vua Ferdinand và Nữ hoàng Isabella gửi một sỹ quan thuộc hoàng gia Tây Ban Nha đến hỗ trợ Columbus, ông này phát hiện ra thuộc địa do Columbus điều hành đã biến thành một nơi hỗn loạn với vô vàn cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi Columbus từ chối tuân lệnh, người sỹ quan đã bắt giữ, nhét ông ta vào bao tải, và gửi về Tây Ban Nha.