Chiếc iPhone thế hệ đầu tiên ra đời từ năm 2007. Trải qua hàng chục năm phát triển với nhiều phiên bản được giới thiệu tới người dùng, iPhone ngày càng mạnh mẽ và thông minh hơn. Một trong số những tính năng khá hữu hiệu trên model iPhone thế hệ mới chính là Touch ID - cảm biến vân tay. Không chỉ giúp bạn khóa/mở máy nhanh hơn, Touch ID còn được sử dụng trong nhiều tính năng bảo mật và tiện ích khác.
Trong nhiều năm, iPhone chỉ sử dụng kiểu bảo mật cơ bản với mã PIN 4 số hoặc 6 số đồng thời tích hợp thêm dịch vụ Find My iPhone để tìm thiết bị thất lạc. Song song với sự ra đời của iOS 7 và iPhone 5s, Apple đã nâng cấp công nghệ bảo mật iPhone lên 1 tầm cao mới, đó là tính năng cảm biến vân tay Touch ID.
Touch ID hay còn gọi là cảm biến vân tay được Apple trang bị từ iPhone 5S và các thế hệ sau. Touch ID được tích hợp thẳng vào nút Home vật lý, cho phép mở thiết bị iDevice thật dễ dàng bằng cách nhấn ngón tay vào nút Home. Từ nền tảng iOS 10 trở lên, bạn có thể dùng Touch ID để đăng nhập nhanh tài khoản Apple ID trong App Store hay iTunes Store để cài đặt ứng dụng, mua nhạc, phim... với 1 cú chạm.
Touch ID.
Tại sao mỗi cảm biến Touch ID chỉ có thể làm việc với một con chip A7 duy nhất? Qua thông tin từ hai bằng sáng chế mà Apple nộp lên từ hồi tháng 3 năm nay, người ta đã phần nào giải thích được các vấn đề trên.
Tại sao 1 cảm biến Touch ID chỉ "chơi" với 1 con chip A7 của máy đó?
Bởi vì bên trong mỗi con chip A7 được chia ra làm ít nhất hai phần: "Secure Enclave Processor" (SEP) và "Application Processor" (AP). Trong đó, AP là khu dùng để xử lý các tác vụ thông thường của máy, còn SEP chính là khu vực chuyên dùng để lưu trữ các bản đồ vân tay mà iPhone quét được của người chủ. SEP tuy nằm hẳn bên trong chip A7 nhưng nó không hề liên kết với bất cứ một thành phần nào khác của máy ngoại trừ cảm biến Touch ID.
Bạn có thể tưởng tượng chip A7 là một nhà tù còn SEP giống như một căn phòng biệt giam cực kỳ nghiêm ngặt chỉ có thể mở được từ một chiếc chìa khóa, thông tin bên trong SEP sẽ không được tải lên máy chủ Apple, không lên iCloud cũng như chia sẻ cho bất kể lập trình viên nào. Touch ID chính là chiếc chìa khóa, là con đường duy nhất nối tới SEP để trao đổi và so sánh dữ liệu vân tay. Tuy điều này không thể giải thích 100% câu hỏi trên nhưng nó cũng phần nào giúp chúng ta biết được cách mà nó đang hoạt động.
Touch ID chính là chiếc chìa khóa, là con đường duy nhất nối tới SEP để trao đổi và so sánh dữ liệu vân tay.
Khi lần đầu quét vân tay với Touch ID, cảm biến này sẽ không lưu trữ vân tay dưới dạng hình ảnh mà là dưới dạng biểu đồ (với các cột nhọn nhấp nhô giống như nhịp tim), đồng thời tạo ra thêm một biểu đồ mini dựa trên biểu đồ chính, có độ phân giải thấp hơn nhưng chứa được các điểm và thông tin quan trọng mang tính duy nhất của biểu đồ lớn. Sau đó máy sẽ lưu trữ biểu đồ vào bên trong SEP, đồng thời mã hóa nó lại. Lý do máy không lưu biểu đồ vân tay vào trong AP đó là do AP không được mã hóa, kẻ xấu có thể sẽ truy cập vào khu vực này, lấy cắp thông tin từ đó để giả mạo dấu vân tay. Còn nếu lưu vào khu biệt lập SEP đã được mã hóa thì cơ hội đánh cắp thông tin gần như bằng không.
Nói về biểu đồ mini này, tuy nó có độ phân giải thấp hơn nhưng lại chứa toàn những dữ liệu quan trong nhất của một dấu vân tay, nó đủ dữ liệu để loại bỏ bớt các vân tay không đúng cũng như xác thực đúng vân tay của chủ sở hữu chiếc máy.
Mỗi lần quét vân tay để mở khóa, Touch ID sẽ vẽ lại biểu đồ của ngón tay đó.
Mỗi lần quét vân tay để mở khóa, Touch ID sẽ vẽ lại biểu đồ của ngón tay đó, tạo biểu đồ mini và dùng sức mạnh của AP để so sánh với biểu đồ chủ được lưu trong SEP. Nguyên nhân tại sao lại so sánh biểu đồ mini chứ không phải biểu đồ lớn là do hai yếu tố:
Từ iPhone 5s cho phép bạn quét ngón tay ở nhiều vị trí tư thế khác nhau, nếu chỉ so sánh bằng hình ảnh vân tay (mà không so bằng biểu đồ) thì chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn trong việc so sánh hai hình ảnh khác nhau cũng như tiêu tốn nhiều thời gian để xử lý hơn. Còn so sánh bằng biểu đồ thì dù cho hình ảnh vân tay quét được khác nhau nhưng Touch ID vẫn có thể tạo ra các biểu đồ mini với những đặc điểm chung nhất của vân tay đó và dễ dàng so sánh với biểu đồ lưu trong SEP.
Wayne Westerman, Byron Han và Craig Marciniak chính là những tác giả của bằng sáng chế này, bằng được nộp lên cơ quan hồi tháng 3/2013. Trong đó, Wayne là người phát minh chính, đồng thời ông cũng là một trong những nhà phát minh ra công nghệ cảm ứng đa điểm vào năm 1998, sau đó Apple đã mua lại công ty Fingerworks và công nghệ này của Wayne vào năm 2005 và đem nó lên chiếc iPhone thế hệ đầu tiên vào năm 2007. Mở màn cho thời kỳ điện thoại cảm ứng đa điểm như ngày nay.