Những robot này đều là các nguyên mẫu tiền đề để Hanson Robotics tạo ra Sophia.
Như đã biết, vào đầu tháng 10, công ty Hanson Robotics đã cho ra mắt robot Sophia, điều đặc biệt là cô robot này đã được trao quyền công dân và mang quốc tịch Ả-rập Xê-út.
Tuy nhiên, trước Sophia, Hanson Robotics còn tạo ra tới 7 robot khác, đều có vẻ ngoài vô cùng giống người. Vậy không biết trông chúng như thế nào nhỉ? Dưới đây là “gia đình robot” của Sophia:
Hanson Robotics được thành lập vào năm 2005 và robot đầu tiên của hãng này sản xuất là Albert Einstein HUBO, có chiếc đầu với vẻ ngoài giống với nhà vật lý lỗi lạc.
Cụ thể vào tháng 11 năm 2005, nhà sáng lập ra Hanson Robotics đã tiết lộ dự án robot của mình tại sự kiện Apec Summit diễn ra ở Seoul, Hàn Quốc lúc bấy giờ. Dự án là sự kết hợp của công ty này và Viện khoa học công nghệ Hàn Quốc.
Năm 2006, tại sự kiện Wired Nextfest, Hanson Robotics tiếp tục cho ra mắt mẫu robot giống người tiếp theo có tên Jules. Công ty mô tả: “Jules là một robot giống người một cách kỳ diệu, đem trong mình những tính năng thú vị”.
Dù đã được sản xuất hơn 10 năm trước, nhưng Jules cũng đã được trang bị machine learning cho phép trò chuyện với con người một cách trôi chảy. Robot này cũng có tính năng theo dõi và nhận dạng khuôn mặt để tạo ra cảm xúc phù hợp khi trò chuyện.
Một máy tính trong đầu robot sẽ theo dõi mắt của người đối diện, cho phép robot di chuyển đầu theo hướng của người đi lại trong phòng.
Năm 2007, tại sự kiện Wired Nextfest, David Hanson đã cho ra mắt được một robot chỉ cao có vỏn vẹn 43cm, nặng 2kg, có tên Zeno - được đặt theo tên con trai của nhà sáng lập công ty.
Theo như mô tả, thì Zeno là một robot giao tiếp “thông minh”, sẽ trở thành một phần trong gia đình “robokind” của Hanson Robotics.
Năm 2008. Hanson Robotics đã phát triển Alice, một robot được tạo ra cho MIRA Labs tại Genava, Thụy Sĩ.
Alice đã được phát triển để đạt được giới hạn trong biểu cảm của con người. Tất cả những phần trên khuôn mặt của cô robot này, từ cằm, miệng, mắt, lông mày đều có thể tái hiện được trạng thái cảm xúc của con người, ví dụ như bất ngờ, vui mừng, tức giận và buồn bã.
Đã được phát triển từ năm 2005, nhưng chỉ đến sau này, Hanson Robotics mới tái xây dựng lại robot Philip K. Dick với nhiều phần cứng phức tạp hơn.
Công ty cho biết: “Bằng việc “tái sinh” robot PKD, chúng tôi muốn tìm ra mức độ thông mình của trí thông minh nhân tạo với lòng trắc ẩn và sự sáng tạo. Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng những phiên bản mới của robot này đã là một bước tiến mạnh mẽ để chúng tôi đạt được cái đích đó”.
Năm 2015, Hanson Robotics đã tạo ra được mẫu robot vô cùng tiên tiến, có tên Han. Robot này được ra mắt tại hội nghị Năng lượng Điện Toàn Cầu ở Hồng Kông.
Tại đây, robot Han đã có những câu hỏi cho cả khán giả và các nhà báo theo một giong Anh ngữ rất rõ ràng. Được thiết kế để có thể biểu lộ cảm xúc càng nhiều càng tốt, bên trong robot Han có nhiều cơ chế hoạt động giống hệt của robot Sophia bây giờ.
Lại một lần nữa Hanson Robotics lấy cảm hứng từ nhà vật lý Einstein, nhưng lần này robot Professor Einstein sẽ có hình dạng nhỏ hơn, chỉ cao 35cm, với mục đích sử dụng trong nhà. Robot đã được phát triển từ năm 2016 và ra mắt vào tháng 1 năm 2017
Sau khi đã gọi vốn thành công trong một chiếc dịch trên Kickstarter, Hanson Robotics bắt đầu bán “ông robot” này đến khách hàng.
Professor Einstein được trang bị 8 động cơ và cảm biến cho phép thực hiện hơn 50 biểu cảm trên khuôn mặt, có thể kết nối qua Wifi tới cơ sở dữ liệu của công ty nhằm cung cấp thông tin cho chính robot trong quá trình tương tác với con người.