Tin khoa học mới nhất trên tờ Daily mail cho biết, những bức ảnh có độ phân giải cao về bề mặt sao Kim mới được các nhà thiên văn học thu được nhờ hệ thống máy Radar hiện đại.
Để nhìn xuyên qua tấm “màn che” này, các tàu thăm dò vũ trụ vệ tinh như phi thuyền Magellan của NASA đã sử dụng hệ thống máy Radar để thu được những hình ảnh chi tiết về bề mặt của sao Kim, thậm chí có thể thấy cả những hòn núi, dãy núi và núi lửa. Hiện nay, các nhà thiên văn đã kết hợp kính viễn vọng lớn nhất thế giới có tên là Green Bank kết hợp với máy phát radar tại Đài quan sát Arecibo để thu được những hình ảnh sắc nét về bề mặt của Sao Kim từ Trái đất.
Tin khoa học về hình ảnh mới nhất của sao Kim
Các tín hiệu radar từ đài quan sát Arecibo (Puerto Rico) xuyên qua cả 2 lớp khí quyển của Trái đất và sao Kim. Kính thiên văn Green Bank Telescope đặt tại phía tây bang Virginia sẽ thu được những hình ảnh phản hồi lại theo một chu trình gọi là radar song địa tĩnh. Bằng việc so sánh những hình ảnh chụp tại những thời điểm khác nhau, các nhà khoa học hy vọng cuối cùng có thể dò ra dấu vết của núi lửa đang hoạt động trên hành tinh này. Họ tin rằng những hình ảnh thu được sẽ “tiết lộ” các hoạt động địa chất khác, giúp các nhà khoa học tìm ra manh mối về lịch sử địa lý cũng như điều kiện địa chất bên dưới bề mặt của sao Kim.
Tin khoa học mới nhất khám phá địa chất của Sao Kim
Loạt ảnh radar với độ phân giải cao về sao Kim đã được chụp mới nhất vào năm 2012. Trước đó các nhà nghiên cứu cũng chụp được những bức ảnh về sao Kim tại Đài quan sát Arecibo vào năm 1988. Ban đầu các nhà thiên văn rất khó để diễn giải hình thù chữ 'Y'bí ẩn bao phủ toàn bộ hành tinh “anh em sinh đôi” của Trái Đất. Cuối tuần trước, ngày 8/3, các nhà nghiên cứu đã lý giải đươc hình thù kỳ lạ đó là do gió có cường độ cao làm biến dạng những đám mây để tạo ra hiệu ứng kéo dài. Phát hiện này cũng tiết lộ các quy trình tương tự diễn ra trên các vệ tinh quay chậm khác trong hệ mặt trời.
Tin khoa học lý giải hình thù kỳ lạ trên hành tinh "anh em sinh đôi" của Trái Đất
Trên Sao Kim gió di chuyển mạnh trong bầu khí quyển quanh hành tinh từ 4-5 ngày Trái đất với vận tốc 360 km/h. Nhưng Sao kim đã phải mất gần 243 ngày Trái đất để hoàn thành một quỹ đạo của mình, chứng tỏ là những cơn gió có tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần so với tốc độ quay của hành tinh.
Những cơn gió có tốc độ lớn không đổi ở vĩ độ khác nhau, càng gần các cực chúng hoạt động càng yếu hơn. Do vậy, hiện tượng chữ 'Y' mà các nhà khoa học từng quan sát được là do những đám mây bao phủ hành tinh ở các vị trí khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng của vận tốc gió khác nhau trên Sao Kim.