Vì sao bò tót "nổi điên" với màu đỏ?

Vì sao bò tót bị mù màu, nhưng các đấu sĩ vẫn luôn dùng áo choàng đỏ để kích thích chúng?
  •   4,58
  • 22.780

Liệu màu đỏ đã "gây thù chuốc oán" gì với bò tót mà mỗi khi nhìn thấy màu này, chúng lại nổi điên lên như vậy?

Gia súc là loài động vật có vú quen thuộc với chúng ta, hành vi và cảm xúc của gia súc luôn là chủ đề được con người quan tâm. Có người luôn cho rằng bò tót nhìn thấy màu đỏ sẽ rất tức giận, sau đó sẽ tấn công, vì vậy đấu sĩ bò tót cũng dùng áo choàng màu đỏ để kích thích chúng, vậy màu đỏ ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của bò tót như thế nào?

Quan niệm sai lầm phổ biến

Chúng ta dường như ai cũng nghĩ rằng bò tót rất ghét màu đỏ. Trên truyền hình, trên mạng có rất nhiều thước phim, video về một trận đấu bò tót. Khi các võ sĩ cầm tấm vải đỏ vung lên thì con bò phản ứng một cách dữ dội nhất, nó hộc tốc chạy đến lao vào tấm vải mà chiến đấu như với kẻ thù... Con vật to khỏe nặng đến hơn 800 ký bắt đầu bị kích động, lao như điên húc vào tấm khăn và tấn công người dũng sĩ. Với cặp sừng to và sức mạnh kinh khủng, con bò tót có thể hất văng một người đàn ông xa đến cả chục mét, thậm chí là giết chết luôn người đó. Những hình ảnh này đã in sâu vào tâm trí hầu hết tất cả mọi người và tạo cho chúng ta một suy nghĩ rằng: bò tót ghét màu đỏ. 

Sự thật có phải loài bò tót ghét màu đỏ không? Phải chăng màu đỏ đã trót "gây thù chuốc oán" gì với chúng?

Một trận đấu bò tót.
Một trận đấu bò tót.

Sự thật thì không phải như vậy đâu...

Hệ thống thị giác của bò

Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của màu sắc đối với gia súc, trước tiên cần hiểu hệ thống thị giác của gia súc. Có một sự khác biệt lớn giữa mắt bò và mắt người.

Mắt người có thể nhìn thấy nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm độ sáng, màu sắc và độ bão hòa, trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Sự thực là bò tót không hề ghét màu đỏ, thậm chí chúng còn không thể biết màu đỏ là màu gì. Các ấy cần biết rằng, giới khoa học đã nghiên cứu và kết luận loài bò tót gần như là mù màu. Màu đỏ mà chúng ta nhìn thấy thì chúng sẽ nhìn thành màu xám. Vì cấu tạo của giống loài quy định nên bò tót không thể "quét" hết được các màu trong dải quang phổ. Màu sắc rực rỡ nhất mà chúng có thể nhìn được là màu cam.

Nếu như vậy thì đích thị là bò tót ghét màu xám rồi ư? Điều này cũng hoàn toàn không đúng.

Võng mạc của bò có hai tế bào que và ba tế bào hình nón, tế bào hình que hoạt động chính trong bóng tối và tế bào hình nón hoạt động vào ban ngày, giúp con bò nhìn thấy màu sắc và chi tiết. Gia súc có tầm nhìn rộng hơn nhiều so với con người, nhưng lại kém nhạy cảm hơn với các chi tiết.

Sự thực thì bò tót cực kỳ bị kích thích với động tác ve vẩy chiếc khăn của đấu sĩ, có thể nói là chúng cảm thấy bị chọc tức thì đúng hơn. Chúng bị kích động theo bản năng, nhất là khi tiếng reo hò la hét của đám đông người xem, kết hợp với sự “chọc ngoáy” liên hồi bởi các thanh kiếm trên tay đấu sĩ khiến bò tót... "phát rồ". Nó chiến đấu vì giận dữ và vì muốn bảo vệ lãnh thổ của mình mà thôi.

Để chứng minh cho luận điểm này, chương trình Mythbusters của đài Discovery cũng đã làm một thử nghiệm đối với loài bò tót. Những người tham gia đã sử dụng 3 màu khăn khác nhau bao gồm đỏ, trắng và xanh dương và đưa trước mặt con bò. Ban đầu con bò không có phản ứng gì, tuy nhiên sau khi họ thử phe phẩy chiếc khăn, y như rằng, con bò bắt đầu bị kích động và xông vào tấn công.

Một bí mật lớn của bò tót mà rất ít người biết đó là: mắt của chúng có thể nhìn được góc 330 độ trong khi mắt người chỉ nhìn tối đa được 170 độ. Bởi vậy nên dù hai mắt của bò nằm ở hai bên nhưng nó vẫn có thể nhận biết được mọi thứ diễn ra trước mặt.

Bởi vậy, bạn nào muốn không bị bò tót tấn công thì tốt nhất là đừng trêu chọc chúng. Còn bạn thích mặc màu gì cũng được, nó chẳng bận tâm về sắc màu nhiều lắm đâu.

Vậy tại sao con bò không thấy màu đỏ mà các đấu sĩ lại luôn mặc áo choàng đỏ? Câu trả lời là màu đỏ giúp các dũng sĩ đấu bò che giấu máu của con vật bị thương khi chiến đấu, và có thể cũng là máu của chính các đấu sĩ.

Tóm lại, ảnh hưởng của màu sắc đối với gia súc cần được hiểu trên quan điểm khoa học. Chúng ta cần tôn trọng động vật, và thông qua quan sát và nghiên cứu đầy đủ, để hiểu hành vi và cảm xúc của chúng, đồng thời hòa hợp với chúng hơn.

Cập nhật: 20/06/2024 Tổng Hợp
  • 4,58
  • 22.780