Công chúa Thanh triều được sinh ra trong Hoàng gia, là thiên chi kiều nữ, là cành vàng lá ngọc, được hưởng hết mọi vinh hoa phú quý, cẩm y ngọc thực trên thế gian. Thế nhưng, phần lớn các công chúa nhà Thanh lại rất yểu mệnh, vì sao?
“Sướng như công chúa” là câu nói cửa miệng của mọi người khi nói về cuộc sống giàu sang, được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” của các cô gái. Nếu nói về mức sống của nữ giới trong thiên hạ thì không ai hơn công chúa nữa. Vậy mà các công chúa nhà Thanh (Trung Quốc) lại thường yểu mệnh.
Ngay từ khi sinh ra, họ đã phải gánh trên vai trọng trách cả đời, đó là hôn nhân chính trị. Các vị công chúa, cách cách chính là một công cụ để bảo vệ giang sơn.
Thực tế, cuộc đời của các vị công chúa nhà Thanh rất thê lương, theo ghi chép trong hồ sơ hoàng thất nhà Thanh cùng lịch sử nhà Thanh, trong hàng trăm vị công chúa nhà Thanh, đa số đều không sinh được con nối dõi, hơn thế, họ đa số đều mất từ khi còn trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân đằng sau đó, quả thực rất đáng thương.
Nguyên nhân đầu tiên, các vị công chúa bị gả đến các quốc gia khác, môi trường sinh hoạt thay đổi lớn, lúc đó sẽ xuất hiện các trường hợp không hợp phong thổ, môi trường nơi đó, thời gian lâu dần sẽ sinh bệnh, cơ thể suy yếu. Mắc bệnh thời gian dài thì vừa không có lợi cho việc mang thai, vừa tổn hại đến tuổi thọ.
Những vị công chúa phải gả đến nước ngoài thường tuổi còn nhỏ, sẽ vì quá nhớ mong người thân mà rơi vào trầm uất, thêm vào đó, từ nhỏ họ lớn lên cùng nha hoàn và nhũ mẫu, bản thân những vị công chúa "cha không thương, mẹ không yêu" như họ lại càng dễ bị trầm uất hơn người khác.
Các vị công chúa, cách cách chính là một công cụ để bảo vệ giang sơn.
Vì nhiều quy định hà khắc mà cuộc sống của các công chúa nhà Thanh không hề sung sướng hơn dân thường thời bấy giờ.
Nguyên nhân thứ hai, trong cung cấm nhà Thanh có rất nhiều quy định, từ nhỏ họ đã phải chịu ràng buộc của văn hóa phong kiến, coi thể diện Hoàng gia còn quan trọng hơn hạnh phúc cá nhân thậm chí hơn cả tính mạng của chính mình.
Công chúa và phò mã bình thường không ở chung với nhau, mọi việc trong phủ đều do nhũ mẫu quản lí, vợ chồng công chúa muốn ở chung với nhau phải có sự đồng ý của nhũ mẫu, phò mã cũng không được chủ động yêu cầu gặp công chúa, vì tôn ti khác biệt. Cho nên, việc hành phòng chung sống của vợ chồng công chúa đều là chuyện rất phiền phức.
Có một vài vị nhũ mẫu, công chúa còn không thể nói bóng gió, nhắc nhở được, lại thường xuyên nhận tiền hối lộ, đút lót. Nếu nhũ mẫu không vui thậm chí còn lấy đạo đức luân lý để chế giễu, chèn ép công chúa.
Việc "giường chiếu" của vợ chồng thời nhà Thanh là việc rất riêng tư, nếu hai người quá lâu không gặp nhau, làm sao có thể có con? Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến công chúa không thể sinh con được.
Sau này, khi người ta tiến hành khai quật, nghiên cứu mộ phần của công chúa thời nhà Thanh, sau khi mở quan tài, nghiệm thi thể đã phát hiện, nhiều vị công chúa đến tận khi qua đời vẫn còn trinh nguyên.
Hai công chúa nhà Thanh.
Nguyên do thứ ba, bởi vì hôn nhân là hôn nhân chính trị, không phải hôn nhân dựa trên tình cảm, thì chính là cuộc hôn nhân chết, công chúa cả đời sống trong cô độc cũng là điều có thể xảy ra.
Các quy tắc cung đình hoàng gia đã xâm phạm đến nhân tính, đặc biệt là đối với các vị công chúa.
Vào thời nhà Thanh, các hoàng tử có thể tùy ý làm bậy, nhưng vì lo sợ việc công chúa tùy tiện sẽ làm xấu danh tiếng Hoàng gia, cho nên việc quản thúc công chúa rất nghiêm khắc.
Thực tế, nếu đem so sánh, cuộc sống bình thường của bách tính bình dân có lẽ có nhân từ hơn nhiều.
Điều này cũng chứng thực rằng việc "giường chiếu" là vấn đề khó khăn. Vì công chúa phòng không gối chiếc thời gian dài, lại quá lâu không được gặp mặt phò mã của mình, thường xuyên trầm uất không vui vẻ, tất yếu sẽ khiến cơ thể không tốt, cho nên không thể sống thọ.
Đến thời Càn Long, vì quá thương xót Cố Luân Hòa Kính Công chúa – con gái duy nhất còn sống của người vợ quá cố là Hiếu Hiền Hoàng hậu, khi gả cô cho Thân vương tộc Khoa Nhĩ Thấm của Mông Cổ, ông ra lệnh xây phủ đệ cho đôi vợ chồng trẻ và lưu lại kinh sư. Đây là tiền lệ để từ đó, các công chúa dù gả cho người Mông Cổ nhưng vẫn có thể sống phần lớn thời gian ở kinh thành.