Vì sao càng lên cao không khí càng lạnh?

  •   44
  • 9.985

Chúng ta biết rằng không khí nóng sẽ nhẹ hơn và nổi lên trên, vậy tại sao ở trên đỉnh núi lại lạnh đến vậy?

Hãy hình dung như này: mặt đất là một lò sưởi khổng lồ giữ cho chúng ta được ấm và càng đi xa khỏi lò sưởi này chúng ta càng thấy lạnh.

Vậy thì cái gì làm nóng lò sưởi này? Đó chính là ánh sáng và sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời. Các nhà khoa học gọi ánh sáng và sức nóng của mặt trời tỏa ra là “bức xạ”.

Không khí ở trên cao hầu như không giữ được sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời
Không khí ở trên cao hầu như không giữ được sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời và sức nóng chỉ đi qua đó và xuống mặt đất.

Ánh sáng và sức nóng từ Mặt Trời đi qua không gian đến Trái Đất, xuyên qua khí quyển Trái Đất.

Nhưng khí quyển không thể giữ mãi ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời. Sức nóng chỉ đi qua khí quyển thôi. Khi sức nóng của Mặt Trời đến mặt đất thì được mặt đất hấp thụ. Những vùng rừng và biển lại càng hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Còn những nơi khác như vùng đất có tuyết thì có xu hướng phản xạ lại bức xạ nhiệt của mặt trời.

Khi bạn càng lên cao tức là bạn càng xa “lò sưởi” mặt đất, và lên đến đỉnh núi thì rất lạnh, có những đỉnh núi cao lạnh đến mức người ta có thể chết trong vòng chưa đến 1 giờ đồng hồ nếu không được giữ ấm đầy đủ. Đó là vì không khí ở độ cao như vậy giữ nhiệt tỏa ra từ Mặt Trời rất kém, mà nhiệt chỉ đi qua đó để xuống tận mặt đất.

Trong vũ trụ xa xôi thì có rất nhiều bức xạ từ Mặt Trời, và các nhà du hành vũ trụ phải mặc quần áo đặc biệt để bảo vệ khỏi bức xạ đó. Nhưng trong vũ trụ cũng không có không khí, nghĩa là hầu như không có gì để giữ lại sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời và vì thế bạn sẽ không cảm thấy ấm áp nếu bạn bay lên đó. Vì thế nếu chẳng may bạn bay lên vũ trụ mà không có quần áo bảo hộ đặc biệt, bạn sẽ bị đóng băng đến chết.

Cập nhật: 17/08/2019 Theo Dân Trí
  • 44
  • 9.985