Vì sao chim cánh cụt "thích" đẻ trứng vào mùa đông?

  •  
  • 1.158

Là sinh vật hiếm hoi sinh sống ở Nam Cực, chim cánh cụt khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao chúng "thích" đẻ trứng vào mùa đông và làm cách nào để trứng không bị đóng băng?

Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt duy nhất chấp nhận chiến lược rủi ro trong sinh sản khi đẻ trứng vào mùa đông. Những con cái sẽ đi kiếm ăn trong khi chim đực sẽ ở lại và ấp trứng khi nhiệt độ ngày càng lạnh hơn.

Chim cánh cụt sống chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.
Chim cánh cụt sống chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.

Lý do cho việc sinh sản vào mùa đông có liên quan rất lớn tới nguồn thức ăn. Khi vài ngàn con chim cánh cụt non mới nở, chúng đòi hỏi cả tấn cá, mực và nhuyễn thể làm thức ăn.

Nguồn thức ăn này chỉ có sẵn vào mùa xuân khi những vùng băng giá tan đi nhiều. Việc ấp trứng mất khoảng 4 tháng, điều đó đồng nghĩa với việc chúng cần đẻ vào mùa đông để trứng kịp nở vào mùa xuân.

Để có thể ấp trứng vào mùa đông, chim cánh cụt về cơ bản đã có những tiến hóa nhất định. Chúng được bao phủ bởi lớp lông dày vài cm, cách giữ nhiệt cho chúng và trứng hay con non.

Cũng như nhiều loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt hoàng đế có một vạt da trần trên bụng được gọi là "túi ấp trứng". Chúng khéo léo để trứng lên chân, áp nó vào vùng da trần và phủ bởi lớp lông dày giúp trứng cách ly với thế giới băng giá bên ngoài.

Trong vài tuần sau khi nở, chim cánh cụt con dành toàn bộ thời gian trong "túi sưởi" của bố mẹ. Tất nhiên, quá trình ấp trứng cũng phụ thuộc nhiều vào việc chim bố mẹ có thể duy trì được điều kiện lý tưởng hay không.

Chúng được các nhà khoa học đánh giá cao sự kiên cường khi chịu tư thế ấp trứng trong nhiều tháng vì con của mình. Chúng cũng khéo léo tập trung thành bầy đàn để đảm bảo nguồn nhiệt tập thể hiệu quả nhất.

Cập nhật: 30/12/2019 Theo Tiền Phong
  • 1.158