Vì sao Trái đất quay về kỷ băng hà lại là tin mừng?

  •   34
  • 6.129

Chính xác hơn đó là kỷ băng hà mini, do hoạt động của Mặt trời tại hai bán cầu triệt tiêu lẫn nhau. Tuy nhiên, chuyên gia tin rằng hiện tượng ấy có thể là một tin tốt.

Theo lời cảnh báo từ các nhà khoa học mới đây, thì trong những năm sắp tới, Trái đất sẽ chính thức bước vào thời kỳ nhiệt độ giảm mạnh - có thể coi là "kỷ băng hà mini". Theo đó, nhiệt độ sẽ bắt đầu giảm từ năm 2021, kéo dài đến ít nhất năm 2030.

Lý do xảy ra hiện tượng này là do chu kỳ hoạt động của Mặt trời. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn 2020 đến 2030, các chu kỳ hoạt động của Mặt trời sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau, tạo thành một hiệu ứng phát điện trên hai lớp của Mặt trời: 1 lớp bề mặt, và một lớp sâu hơn, thuộc vùng đối lưu trong lòng Mặt trời.

Hoạt động của Mặt trời sẽ sụt giảm trong nhiều năm tới.
Hoạt động của Mặt trời sẽ sụt giảm trong nhiều năm tới.

Kết quả, sự hoạt động của Mặt trời sẽ yếu đi. Trong quá khứ, thời kỳ gần nhất Trái đất được chứng kiến hiện tượng tương tự là giai đoạn 1645 - 1715. Lịch sử ghi nhận nó với cái tên "Maunder minimum", và nhiệt độ khi đó có thể lạnh đến mức khiến sông Thames tại London đóng băng.

Người đứng đầu nghiên cứu là giáo sư Valentina Zharkova của ĐH Northumbria (Anh Quốc). Bà là người đã xây dựng hệ thống dự đoán sóng điện từ của Mặt trời trước kia. Đó cũng là công cụ giúp bà đưa ra lời cảnh báo lần này.

Kỷ băng hà mini khiến nhiều con sông đóng băng
Kỷ băng hà mini khiến nhiều con sông đóng băng. (tranh minh họa).

Tại sao đó lại là tin tốt?

Zharkova lưu ý rằng có thể "kỷ băng hà mini" này sẽ không thực sự là kỷ băng hà, vì hiện tượng Trái đất nóng lên đang ở ngưỡng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà bà tin tưởng rằng hiện tượng này có thể là một cơ hội lớn đối với Trái đất, trong công cuộc ngăn chặn biến đổi khí hậu.

"Tôi hy vọng rằng hiện tượng Maunder minimum sẽ góp phần ngăn cản quá trình nóng lên của Trái đất, cho chúng ta thêm 30 năm để giải quyết các vấn đề liên qua"- Zharkova chia sẻ.

Theo dự đoán, hoạt động của Mặt trời sẽ giảm tới 60% ngay từ những năm 2030 - giống hệt như những gì đã từng xảy ra trong kỷ băng hà mini vào năm 1645.

Nhưng nó có thể giúp con người "câu giờ", nhằm phục hồi những hậu quả của biến đổi khí hậu.
Nhưng nó có thể giúp con người "câu giờ", nhằm phục hồi những hậu quả của biến đổi khí hậu.

"Ở chu kỳ số 26 (diễn ra vào 2030 - 2040), sóng Mặt trời sẽ đạt đỉnh ở hai bán cầu đối diện nhau, và chúng sẽ triệt tiêu nhau, nó sẽ tạo ra hiện tượng Maunder minimum - hay kỷ băng hà mini".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Geophysics.

Cập nhật: 29/12/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 34
  • 6.129