Dịch “xác sống” ở loài hươu, nai trên khắp nước Mỹ được các chuyên gia y tế cảnh báo có thể lây sang người. Thực tế virus xác sống nguy hiểm như thế nào và có khả năng tàn phá con người ra sao?
Dịch “xác sống” ở loài hươu, nai được ghi nhận xuất hiện tại ít nhất 24 bang của Mỹ kể từ tháng 1.
Dịch “xác sống” ở nai còn được biết đến là bệnh suy yếu mãn tính (Chronic wasting disease - CWD) có đặc tính phát tác chậm nhưng lại hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong, ảnh hưởng đến não bộ, tuỷ sống và các tế bào khác ở động vật.
Một xác nai bị nhiễm CWD.
Giống như bệnh bò điên, CWD tấn công não bộ và tủy sống của con vật, để lại những di chứng nặng nề. Những con hươu bị nhiễm bệnh trải qua những đau đớn khủng khiếp.
Động vật sau khi nhiễm bệnh có thể phải mất nhiều năm mới xuất hiện các triệu chứng. Chúng bao gồm các biểu hiện tương tự như "xác sống" như sụt cân nhanh, lờ đờ, mất phương hướng, chảy nước dãi, khát dữ dội, tai rủ xuống, không sợ người và hung dữ...
Hiện nay, bệnh dịch này đang khiến những con hươu trở nên điên cuồng, hành động một cách không kiểm soát giống như “xác sống” trên khắp một nửa nước Mỹ. Tỷ lệ mắc CWD đặc biệt cao ở cộng đồng hươu nuôi nhốt, lên tới 79%. Trong tự nhiên, cứ 1 trong 4 con hươu có dấu hiệu mắc bệnh.
Căn bệnh này được cho là lây qua dịch cơ thể như phân, nước bọt, máu, nước tiểu... thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp trong môi trường. CWD không có vắc xin hay phương pháp chữa trị.
CWD không phải là căn bệnh mới, nó xuất hiện lần đầu tiên vào 50 năm trước tại Colorado. Nó bùng phát ở cả thú hoang dã lẫn thú chăn nuôi, và để lại những hậu quả kinh khủng sau khi nhiễm bệnh. Kể từ năm 2001 thì các cá thể hươu nai nhiễm bệnh được ghi nhận bắt đầu lan rộng.
Dịch “xác sống” ở nai xuất hiện tại ít nhất 24 bang của Mỹ từ đầu năm tới nay. (Nguồn: CDC).
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức và Canada phát hiện khỉ Macaca có thể mắc CWD nếu ăn thịt nhiễm bệnh từ nai, nai sừng tấm... chưa phát triệu chứng.
Mặc dù chưa có xác nhận nào về việc bệnh lây sang con người nhưng một số quan chức y tế dựa vào các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã nói rằng đó có thể chỉ là vấn đề thời gian.
Cảnh sát Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm phòng chống bệnh truyền nhiễm và nghiên cứu của Đại học Minnesota đánh giá: “Có thể các trường hợp mắc bệnh CWD ở người liên quan đến việc tiêu thụ thịt động vật bị nhiễm bệnh sẽ được ghi nhận trong những năm tới. Trong trường hợp mắc bệnh này ở người, số lượng người mắc là rất lớn và không phải những ca riêng lẻ”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra cảnh báo trên website như sau: "Cho đến nay, chưa có bằng chứng vững chắc cho thấy CWD đã xuất hiện ở người và chúng ta chưa biết liệu con người có thể bị nhiễm thể đạm độc của CWD hay không. Tuy nhiên, các thí nghiệm nghiên cứu thực nghiệm cho thấy CWD là nguy cơ đối với con người và cần phải hạn chế phơi nhiễm với CWD".
Tại Mỹ, Minnesota hiện là bang bị bệnh dịch lây lan dữ dội nhất. Các thợ săn hầu như không thể biết được con hươu nào nhiễm bệnh, trong khi vẫn mang thịt về nhà nấu ăn như thường.
Săn bắn hươu rừng được xem là một trong những môn thể thao khá nổi tiếng tại nhiều bang của nước Mỹ với khoảng 10 triệu thợ săn thường xuyên tham gia. Đây là một môn thể thao khá nguy hiểm, nhưng mối nguy không phải đến từ việc rình bắt nai mà chính là nguy cơ mắc bệnh từ chúng.
CDC cảnh báo, các thợ săn được khuyên nên kiểm tra bất kỳ động vật nào săn được trong khu vực nghi có CWD trước khi ăn thịt, ngay cả khi con vật trông có vẻ khoẻ mạnh.
Nhiễm bệnh từ việc ăn động vật từng gây ra nhiều cái chết trong quá khứ, do đó Các nhân viên y tế và những nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm đang ra sức để khuyên mọi người nên thận trọng.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, CWD đang tiến hóa. Mark Zabel - giám đốc Trung tâm nghiên cứu Prion thuộc ĐH Colorado - bi quan cho rằng: "Đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi căn bệnh “xác sống” lây lan sang con người".