Voi biển trở thành nhà thám hiểm Bắc cực

  •  
  • 1.939

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một cách mới để nghiên cứu những vùng khó đến tận nơi ở Thái Bình Dương. Họ gắn những bộ cảm biến đo nhiệt độ, độ mặn, thành phần hoá học của nước dưới da những con vật sống ở vùng băng giá Tây bán cầu. Nhờ những trợ thủ này, họ phát hiện được nhiều điều mới mẻ về Bắc cực.

Vùng Bắc cực của Thái Bình Dương là nơi các nhà nghiên cứu khó đến nhất với những cơn bão dữ dằn, những núi băng không lồ và nhiệt độ cực thấp. Nhưng chính vùng xung quanh Bắc cực lại có ý nghĩa đối với khoa học nền kinh tế thế giới. Khi dòng La Nina chảy qua, sản lượng những hải sản tăng đáng kể. Để biết khi nào dòng hải lưu này xuất hiện để đón đầu, phải nghiên cứu Bắc cực.

Ngoài ra cuộc sống đòi hỏi phải quan tâm đến một số hiện tượng xảy ra bên bờ Bắc băng dương, ví dụ việc tan chảy những lục đia băng giá, làm chìm ngập các đảo ở gần, các núi băng khổng lồ bị tách ra trôi dạt trên biển, đe doạ các tàu bè đi lại… Tất cả những điều đó đều cần đến tận Bắc cực để xem xét.

Voi biển đang trở thành những cộng tác viên tích cực giúp các nhà khoa học khám phá về Bắc cực.
Voi biển đang trở thành những cộng tác viên tích cực giúp các nhà khoa học khám phá về Bắc cực.

Nhà khoa học Mỹ Daniel Costa, trường Đại học Santa Cruz đưa ra đề xuất dùng những động vật có vú sống bờ biển Nam Mỹ (hải cẩu, hải sư, hải tượng…) làm những công việc ở những vùng con người khó đi tới. Đã hàng chục năm nay, ông nghiên cứu về chúng và hiểu rất rõ rằng hàng năm chúng đều di cư lên Bắc cực để kiếm ăn vỉ ở đó có nhiều bầy cá đông đúc và các loài không xương sống.

Voi biển (Mirounga leonina) là cộng tác viên “ruột” của Costa. Chúng có tầm vóc lớn nhất, dài tới 6,5 mét, nặng 3,5 tấn. Con đực có cái mũi dài 10 cm, tựa như vòi voi. Khi nó giận dữ, máu dồn về chiếc mũi này làm mũi phồng to và đỏ chót giống như chiếc mũi của một gã nát rượu.

Voi biển sống thành từng bầy nhỏ gồm một con đực đầu đàn, vài con cái và lũ con. Phần lớn thời gian chúng chỉ nằm trên bở biển nghỉ ngơi hoặc đánh nhau để tranh giành lãnh thổ. Thỉnh thoảng mới lặn xuống nước săn mồi. Trên bờ thì nặng nề và chậm chạp nhưng xuống nước, chúng rất khéo léo và linh hoạt khác thường. Chúng ăn cá, loài giáp xác (cua, tôm…), nhuyễn thể nhưng thích nhất là mực. Voi biển có thể bơi với tốc độ 30 km/giờ và lặn sâu 300-400 m.

Chính trong việc tìm kiếm mực, những con voi biển làm khuấy động mùa hè ở Bắc cực. Xuất phát từ đó, Daniel Costa quyết định cung cấp cho những “cộng tác viên khoa học” khổng lồ những thiết bị cảm biến điện tử có chức năng đo độ mặn, áp suất, nhiệt độ, thành phần hoá học của nước… Những thông tin đó được gửi trực tiếp đến máy tính của các nhà khoa học thông qua hệ vệ tinh Argos.

Năm 2005, Costa và nhà hải dương học Laura Padmen cái đặt thiết bị này vào 57 con voi biển. Trong suốt 5 năm họ theo dõi sự di chuyển của những nhà “hải dương học” chân hình bơi chèo này nhờ hệ vệ tinh đạo hàng, các thông số đo đều nạp vào bộ lưu trữ cơ sở dữ liệu. Nhờ vậy họ đã phát hiện chiều sâu của đáy biển ở nhiều vùng lớn hơn hàng chục mét so với các con số ghi trên bản đồ.

Nhờ chúng, người ta cũng xác định được “lộ trình” của những dòng hải lưu ngầm chảy qua những vùng băng giá ở lục địa phía nam. Các nhà khoa học hiểu chính các dòng hải lưu chứ không phải cái gọi là “sự nóng lên toàn cầu” mang tiếng oan trong việc làm tan chảy những núi băng trôi. Ũng nhờ chúng, người ta đã giải thích được dòng hải lưu là những dòng xoáy ngầm cực mạnh, có thể làm những tảng băng vỡ ra từ bên trong.

Và cuối cùng, những “cộng tác viên khoa học” mang thiết bị đo trên lưng có thể kể cho các nhà khoa học về bản thân mình đã trải qua những mùa đông băng giá ra sao. Trước đây các nhà nghiên cứu thường cho rằng vào mùa đông voi biển di cư đến những vùng biển nhiệt đới nào đó để tránh lạnh, nhưng thực ra chúng chẳng bơi đi đâu xa khỏi Nam Mỹ, chỉ đến nương nhờ những dòng hải lưu ấm ở Nam Thái Bình Dương, nằm dài trên những đảo đá hoặc quanh quẩn nơi rạn san hô.

Như vậy, ngày nay để nghiên cứu đại dương, người ta không phải tự mình đến tận nơi cực kỳ khó khăn để thu thập số liệu mà nhờ luôn những cư dân của biển khơi, cung cấp những số liệu tin cậy và mang lại những hiểu biết mới, nhiều khi rất bất ngờ và thú vị.

Theo Vietnamnet
  • 1.939