Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford (Mỹ) cho hay tiểu hành tinh tấn công Trái đất cách đây 3,26 tỉ năm có uy lực hơn hẳn "đồng loại" đã tiêu diệt khủng long khoảng 65,5 triệu năm trước.
Mô phỏng vụ va chạm kinh hoàng cách đây hơn 3 tỉ năm - (Ảnh: Redorbit)
Tiểu hành tinh đâm vào bề mặt Trái đất cách đây 3,26 tỉ năm di chuyển với tốc độ 70.811km/giờ và đường kính ít nhất 37 km, đã khiến các đại dương sôi sung sục và địa cầu rung chuyển suốt nửa giờ
Hố va chạm có bề ngang còn lớn hơn khoảng cách giữa New York và Washington DC của Mỹ, với đường kính ít nhất 483km.
Trong khi đó, tiểu hành tinh quét sạch loài khủng long khỏi bề mặt địa cầu có đường kính khoảng 9,6km và tạo ra hố va chạm có bề ngang 150km.
Donald Lowe, nhà địa chất học thuộc đại học Stanford, cho hay vụ va chạm kinh hoàng trên xảy ra vào thời điểm được các chuyên gia đặt tên là "Dội bom nặng nề giai đoạn cuối", gây nên các sóng địa chấn tương đương với trận động đất mạnh 10,8 độ Richter.
Theo báo cáo trên Geochemistry, Geophysics, Geosystems, hố va chạm khổng lồ trên đã biến mất do xói mòn cũng như hoạt động di chuyển của vỏ Trái đất.