Xe tự lái sẽ cho phép bạn chọn ai là người sống sót nếu tai nạn xảy ra

  •  
  • 835

Trong tương lai, bạn sẽ có thể lựa chọn hi sinh tính mạng của mình để những người khác trong xe sống sót, hoặc ngược lại!

Theo NewScientist, khi con người lái xe, bản năng sẽ là thứ giúp con người phản ứng với các tình huống nguy hiểm, và nếu có sự cố xảy ra thì lỗi chắc chắn nằm ở người điều khiển xe. Tuy nhiên, trên xe tự lái, mã lệnh mới là thứ quyết định mọi việc. Do đó, vấn đề ai là người chịu trách nhiệm trong các vụ tai nạn, nhà sản xuất hay chủ xe, đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy phần lớn người được hỏi cho rằng xe tự lái sẽ phải đưa ra các quyết định nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong các vụ va chạm, cho dù điều đó có nghĩa nó sẽ phải hi sinh tính mạng của những người đang ngồi trong xe trong một số tình huống nhất định. Tuy nhiên, những người này cũng cho biết họ không bao giờ chấp nhận ngồi vào một chiếc xe luôn sẵn sàng "giết" mình khi cần thiết!

Hiện còn quá sớm để biết liệu đây có phải là một giải pháp tốt hay không.
Hiện còn quá sớm để biết liệu đây có phải là một giải pháp tốt hay không.

Guiseppe Contissa - nhà nghiên cứu tại Đại học Bologna, Italy - cùng các đồng nghiệp của mình muốn tìm hiểu xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu quyền điều khiển xe và trách nhiệm cho hành động mà xe lựa chọn được đặt vào người lái xe. Do đó, họ đã thiết kế một nút bật để chuyển đổi chế độ lái xe giữa "vị tha" (bảo vệ những người khác), "ích kỷ" (bảo vệ chính người lái) và "công bằng". Nút này sẽ cho xe tự lái biết giá trị mà người lái xe đặt ra đối với tính mạng của chính mình so với những người ngồi trong xe, từ đó xe sẽ tự động tính toán và đưa ra những hướng xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố.

Tuy nhiên, ý tưởng này có nhiều hạn chế.

  1. Đầu tiên, nếu người lái nắm quá nhiều quyền quyết định trong một vụ va chạm do xe tự lái gây ra, họ chắc chắn sẽ chọn chế độ bảo vệ bản thân ở mức tối đa.
  2. Thứ hai, sẽ có nhiều người không dám đưa ra các quyết định mang tính "đạo đức" như trên, do đó họ sẽ chọn chế độ "công bằng" và như vậy, vấn đề đã nêu ở đầu bài viết vẫn sẽ không được giải quyết.

"Hiện còn quá sớm để biết liệu đây có phải là một giải pháp tốt hay không" - Awad, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay. Nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các ý tưởng để giải quyết vấn đề nêu trên.

Cập nhật: 17/10/2017 Theo vnreview
  • 835