Nước tiểu có bọt hay bong bóng, nghĩa là bạn có thể bị bệnh thận. Nếu nó nặng mùi, có thể bạn nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
>>> Màu sắc phân tiết lộ sức khỏe của bạn
Thời xưa các bác sĩ nếm nước tiểu để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu có vị ngọt, có nghĩa cơ thể chưa lọc hết đường. Ngày nay chúng ta sử dụng công nghệ tiên tiến hơn nhiều, tuy nhiên dù ở thời nào, rõ ràng nước tiểu cũng giúp tiên lượng tình trạng sức khỏe của bạn.
Theo tiến sĩ y học Tomas Grielbling, phó khoa Tiết niệu ĐH Kansas (Mỹ): “Nước tiểu bao gồm chất lỏng và các phần lọc ra từ cơ thể, nó có thể cho biết tình trạng bên trong cơ thể”. Do đó hãy quan sát nước tiểu trước khi xả trôi, và bạn cần chú ý nếu nhận thấy một trong 6 dấu hiệu sau:
Có nghĩa cơ thể bạn bị thiếu nước. Điều đó có thể bạn dễ nhận thấy. Điều bạn không biết được đó là dù cơ thể bị thiếu nước trong thời gian ngắn - như trong thời gian làm việc hay thể dục - cũng có thể dẫn tới những bệnh nguy hiểm về thận. Theo tiến sĩ Grielbling, khi thiếu nước, cơ thể bạn sẽ cố gắng giữ nước cho nên nước tiểu trở nên đậm đặc. Các hóa chất trong nước tiểu sẽ tiếp xúc với thành thận và có thể gây kích ứng, dẫn tới nhiễm khuẩn hay tiểu không tự chủ. Nước tiểu “đẹp” nhất là có màu vàng nhạt hay trong suốt. Hãy uống thêm nhiều nước để cải thiện nếu bạn bị nước tiểu màu vàng đậm.
Ảnh: menshealth
Nghĩa là có máu trong nước tiểu, bệnh gọi là huyết niệu (tiểu ra máu). Theo tiến sĩ Grielbling, bạn cần đi kiểm tra ngay. Nguyên nhân có thể do chấn thương, bệnh về thận hay ung thư, sưng tấy hay nhiễm khuẩn thận và các nguyên nhân khác.
Trước tiên, bạn cần kiểm tra lại đồ ăn hay uống bạn đã dùng như món măng tây. Một số người có enzym làm phân hủy măng tây thành một hỗn hợp có mùi nồng dễ nhận ra trong 20 tới 30 giây sau khi ăn. Như vậy không có vấn đề đáng lo ngại. Cà phê cũng có thể khiến nước tiểu có mùi, nhất là khi bạn bị thiếu nước.
Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) cũng có thể khiến nước tiểu có mùi hôi. Nếu có dấu hiệu các bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu khác như cảm giác rát khi tiểu tiện, sốt hay nước tiểu vẩn đục, hãy đi khám ngay. Có thể bạn cần dùng kháng sinh để điều trị.
Có nghĩa bạn có thể bị bệnh thận. Khi các chức năng của thận không hoạt động hoàn thiện, nó sẽ không thể lọc hết protein trong nước tiểu. Sau đó protein tạo lớp bọt khi gặp nước trong bồn cầu. Bạn có thể bị các nguy cơ về thận nếu bị cao huyết áp, tiểu đường hay khi thành viên trong gia đình bạn bị các chứng bệnh kể trên.
Có nghĩa bạn có thể bị phì đại tiền liệt tuyến, còn gọi là bệnh u tiền liệt lành tính (BPH). Tiền liệt tuyến nằm quanh niệu đạo mà qua đó cơ thể bài tiết nước tiểu. Khi tuyến này phình to, nó sẽ tạo áp lực chèn ép niệu đạo và gây ra nhiều thay đổi trong quá trình bài tiết nước tiểu. Tiểu nhiều lần hay tiểu không tự chủ nghĩa là bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể không điều khiển được việc này, hay phải dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.
Theo tiến sĩ Grielbling: “Nhiều người cho rằng chỉ cần uống ít nước là sẽ cải thiện tình hình nhưng thực tế thiếu nước cũng gây nhiều vấn đề”. Phì đại tiền liệt tuyến cũng có thể gây đái rắt, khiến bạn luôn có cảm giác muốn đi tiểu ngay khi vừa đi xong. Hãy đi khám ngay nếu bạn nhân thấy bất kỳ thay đổi nào trong nước tiểu.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh này bao gồm tập Kegel, thiền và phẫu thuật nếu cần, hay bạn có thể thay đổi lối sống, như vận động cơ thể và hạn chế uống rượu, cà phê. Thêm vào đó, bác sĩ có thể đánh giá chế độ dùng thuốc hiện tại của bạn, bởi một số chất kháng histamin và thông mũi có thể tăng các triệu chứng bệnh.
Có nghĩa vi khuẩn trong thận có thể đã sinh ra khí, được giải phóng khi bạn đi tiểu. Nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI), hãy đi khám. Cũng có thể bạn bị rò đường tiểu, lỗ thủng trong thận hay giữa thận và trực tràng. Bạn cũng có thể có nguy cơ bị rò đường tiết niệu nếu có tiểu sử bệnh Croln hay bệnh viêm ruột và bạn có thể phải phẫu thuật để chữa trị bệnh này.