Để khiến mình trở nên cuốn hút hơn, phụ nữ thời xưa từng áp dụng các cách làm đẹp kinh dị tới khó tin.
Cùng với dòng chảy của thời trang, các xu hướng làm đẹp cũng thay đổi qua từng thời kì. Thế nhưng, dù có nằm mơ, không ai có thể ngờ rằng phụ nữ thời xưa từng mê mệt kiểu nhuộm răng đen, nối lông mày liền nhau và theo đuổi vô vàn trào lưu trang điểm kì quặc khác.
Vào thế kỉ 18, phụ nữ phương Tây thường chuộng phong cách trang điểm cầu kỳ với điểm nhấn là nốt ruồi. Thậm chí, họ còn sử dụng miếng dán nốt ruồi với đủ kích cỡ và hình dáng khác nhau.
Ban đầu, người ta chỉ sử dụng những miếng dán này như cách che đi vết sẹo trên cơ thể. Sau này, nốt ruồi trở thành trào lưu làm đẹp của rất nhiều chị em kéo dài đến tận đầu thế kì 19 mới biến mất dần.
Từ thế kỉ thứ 17, các cô gái ở Anh muốn thể hiện sự giàu có hay quyền quý thì bắt buộc phải có nước da trắng bệch và vòng một đẫy đà. Do đó, váy của họ thường được khoét khá sâu và mời gọi. Ngoài ra, họ còn dùng mực xanh để vẽ các mạch máu nhỏ để da thêm phần trong suốt và trắng sáng.
Từ lâu, corset đã được biết đến như bí kíp giúp phụ nữ có vòng eo thon gọn mà không phải tốn nhiều công sức tập tành. Bắt đầu từ thế kỉ thứ 19, nó còn được thiết kế lại nhằm tách rời đôi gò bồng đảo của các cô gái châu Âu ra càng xa càng tốt. Chiếc corset này ra đời tại Anh và được đặt tên là "Divorce Corset" (tạm dịch: Corset ngăn đôi).
Đôi mày ngài vốn được xem là một phần của cái đẹp và quyết định tướng số của con người. Chính vì thế, các cô gái Trung Quốc vào thời Tần Thủy Hoàng hay nhà Hán thường tô vẽ nhiều màu sắc lên lông mày với hi vọng có cuộc sống sung túc dài lâu. Ngoài màu đen truyền thống thì xanh da trời và xanh rêu là những màu phổ biến nhất để vẽ lông mày vào thời đó.
Nếu so với phụ nữ Trung Quốc thì có lẽ người Hi Lạp cổ đại còn sáng tạo hơn nhiều. Vào những năm trước công nguyên, ai có đôi lông mày dính liền nhau sẽ được xem là người trong sáng và thông minh. Với những ai không có đặc điểm như thế, họ sẽ sử dụng bột màu đen gọi là Kohl để nối hai hàng lông mày lại với nhau.
Để lọt được vào mắt xanh của cánh đàn ông thời nhà Tần ở Trung Quốc, các cô gái chỉ cần sở hữu đôi má bánh bao ửng hồng và vầng tráng rộng thay vì eo thon hay cằm nhọn. Theo quan niệm khi đó, đôi má tròn đầy của phụ nữ sẽ mang lại sự ấm no, mạnh khỏe cho cả gia đình.
Vào thế chiến thứ 2, phụ nữ nhiều nơi ở Mỹ đã sử dụng đủ loại màu vẽ khác nhau để trang trí chân mình. Được biết, do nguyên liệu sản xuất tất rất khan hiếm nên họ đành phải vẽ tất lên chân bằng màu hay nước ép trái cây. Thậm chí, vào những năm 1940, các cửa hàng làm đẹp còn mở ra dịch vụ sơn chân để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trung Quốc là nơi có nhiều tục lệ lạ lùng, điển hình là tục bó chân. Để có được đôi chân thon gọn như ý muốn, nhiều phụ nữ từ thế kỉ thứ 19 trở về trước chấp nhận đau đớn để niềng đôi chân của mình trong nhiều năm liền.
Ban đầu, trào lưu này chỉ phổ biến trong giới quý tộc nhưng sau đó lan rộng ra cả nước vì người ta cho rằng đôi chân bé nhỏ thon như đài sen mới là biểu tượng của sự đoan trang. Tuy nhiên, tục lệ này đã bị bãi bỏ vào đầu thế kỉ 20 do tính chất nguy hiểm của nó.
Vì cho rằng lông mi là biểu tượng của sự lẳng lơ, thiếu đoan chính nên phụ nữ châu Âu thời Phục Hưng sẽ tìm mọi cách để xóa đi hàng mi của mình. Họ cũng cạo sạch cả lông mày để lộ ra vầng trán rộng, vốn được coi là quan trọng nhất vào thời đó. Tuy nhiên, đến khoảng thế kỉ thứ 16, phong trào này đã gần như biến mất khi mọi người bắt đầu quay lại tô vẽ lông mi và lông mày.
Nhuộm răng đen là tục phổ biến ở Nhật Bản và Việt Nam, có từ khoảng năm 200. Người xưa cho rằng răng đen là biểu tượng của sức khỏe, sắc đẹp, địa vị quý tộc. Nhuộm răng đen ở Nhật Bản được gọi là ohaguro, thường dành cho phụ nữ đã có chồng, ngoài ra nam giới và nữ giới đến tuổi dậy thì đôi khi cũng nhuộm.
Họ dùng dung dịch chứa sắt acetate và bột có chứa tannin để nhuộm răng. Dung dịch chứa sắt là dạng lỏng thu được bằng cách hòa tan sắt trong giấm hay còn gọi là nhuộm răng dưới nước (Kanemizu). Trong quá trình nhuộm răng đen, phải sử dụng tannin có chiết xuất từ các loại rau và trà. Hai thành phần này kết hợp với nhau trở thành chất không tan trong nước và bám vào răng. Để có được bộ răng đen như ý muốn phải nhuộm rất nhiều lần.
Các chuyên gia nhận định, tục nhuộm răng ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do các thành phần hóa học được sử dụng để làm đen răng gây nhiều bệnh. Năm 1870, chính phủ Nhật Bản bỏ tục lệ này.
Giày cao gót thời cổ đại được thiết kế rất đặc biệt, điển hình là giày Chopines từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 15-17). Chúng có đế rất nặng và chiều cao 70cm, là sự lựa chọn yêu thích của phụ nữ Italy. Những chiếc giày lênh khênh này gây khó khăn và nguy hiểm cho người đi.
Ngày nay, giày cao gót đã được cải tiến rất nhiều để vừa đẹp lại tiện lợi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chúng vẫn có thể gây đau chân, hại đến xương khớp và dây thần kinh. Chưa kể đến khi ngã hay vấp, bạn có thể bị bong gân hoặc gãy mắt cá chân.
Quan niệm về vẻ đẹp của một vòng eo siêu nhỏ thịnh hành trong nhiều thế kỷ. Eo nhỏ tạo hiệu ứng khiến ngực và hông trở nên gợi cảm hơn, nữ tính hơn. Từ thế kỷ 16, con người dùng áo nịt để eo thon. Áo Corset bắt nguồn từ châu Âu, thít chặt vào vòng eo, giúp phụ nữ có được thân hình "đồng hồ cát". Do cơ chế thít chặt, bó nghẹt mà những người diện loại áo nịt chẽn này phải chịu đau đớn, khó thở, có người gãy xương sườn, dồn ép nội tạng quá mức làm chảy máu trong.
Váy crinoline, thường được gọi là váy hoop, thịnh hành ở châu Âu thế kỷ 19, có hình dạng khung bên trong như một chiếc lồng. Đây là kiểu váy phồng sơ khai, có độ xòe lớn, rất nặng nề và kỳ công, khi mặc cần sự trợ giúp của nhiều người. Ban đầu những chiếc váy này được làm từ lông ngựa hoặc vải thô, thường gây kích ứng da và phát ban. Hình dáng của váy cũng khiến việc di chuyển khó khăn, đặc biệt là đi qua các ô cửa hẹp, dễ vướng vào bánh xe làm nhiều phụ nữ bị thương.
Ngày nay, các nhà thiết kế vẫn ứng dụng những kỹ thuật tạo bồng khéo léo mà không cần cồng kềnh như xưa để tạo nên những chiếc váy.
Người đầu tiên phát minh ra kem đánh răng để vệ sinh răng miệng là người Ai Cập. Kem đánh răng cổ đại không giống như những gì chúng ta sử dụng ngày nay. Chúng chỉ là một hỗn hợp của đá bọt, một loại đá núi lửa rất nhẹ và xốp, giấm, rượu vang. Người La Mã dùng nước tiểu nhập khẩu từ Bồ Đào Nha. Người ta tin rằng nước tiểu Bồ Đào Nha hiệu quả hơn nước tiểu La Mã. Nước tiểu chứa amoniac, một chất làm sạch có trong kem đánh răng thời nay. Những người La Mã giàu có sẵn sàng trả tiền để mua loại nước tiểu Bồ Đào Nha làm trắng răng này. Về sau, với sự sụp đổ của đế chế La Mã, phương pháp vệ sinh răng miệng của họ đã bị mất.
Một niềm tin phổ biến của con người thời kỳ này là phân bò sát có sức mạnh làm chậm quá trình lão hóa. Vì vậy người Hy Lạp và La Mã thường đổ đầy bồn tắm của họ bằng hỗn hợp bùn ấm và phân cá sấu. Sau đó, họ ngồi đó hàng giờ với hy vọng làn da của mình trở nên trẻ trung. Đây chắc chắn là một trong những thực hành làm đẹp thô thiển nhất, nhưng không có ai bị tổn hại trong khi dùng.
Rất nhiều người ao ước có má lúm đồng tiền. Năm 1936, Isabella Gilbert đã phát minh một chiếc máy có thể tạo ra lúm đồng tiền. Thiết bị này gồm một cỗ máy giống như lò xo với hai núm tròn, chỉ cần ấn mạnh nút này vào má để tạo ra hai vết lõm trên hai bên mặt. Năm 1947, các bác sĩ tại Hiệp hội Y khoa Mỹ tố cáo chiếc máy này vì tin rằng nó có thể dẫn đến ung thư.
Thời xa xưa, làn da trắng là biểu tượng của địa vị, quyền lực. Vì thế con người đã thực hiện các biện pháp cực đoan để có được làn da sáng trắng đó. Phụ nữ thế kỷ 16 đã sử dụng Ven Venetian Ceruse, thường được biết đến với tên gọi là rượu mạnh, làm từ chì cacbonat. Ven Venetian được coi là sản phẩm có sẵn tốt nhất làm trắng trong thời cổ đại.
Các chuyên gia cho biết chì trắng trong Ven Venetian là nguyên nhân gây ngộ độc chì ở nhiều phụ nữ. Nó cũng dẫn đến tổn thương da và thậm chí tử vong nếu sử dụng trong thời gian dài.
Ven Venetian được cho là gây ra cái chết của Maria Coventry, Nữ bá tước xứ Bruno, vào năm 1760, khi mới 27 tuổi. Cô thường xuyên sử dụng Venetian Ceruse để che đi những khuyết điểm trên da, cuối cùng chết vì ngộ độc chì. Phương pháp này dần biến mất từ đó.
Cuối những năm 1800, vẻ đẹp được định nghĩa bằng kiểu tóc chải gọn gàng, cổ dài, thân hình cao mảnh khảnh với ngực đầy đặn, quần áo ôm sát vào cơ thể. Tất cả phần da thịt lộ ra đều được phụ nữ sử dụng bút màu xanh vẽ lên tĩnh mạch cho rõ, tạo ra ảo ảnh về một làn da trắng sáng, ngay cả dưới ánh sáng màu vàng.
Theo các nhà sử học, vào cuối thế kỷ 14, nữ hoàng Isabeau của xứ Bavaria đã bắt đầu cho xu hướng trán cao và cổ thon, dài. Để phù hợp với tiêu chuẩn sắc đẹp mới này, nhiều người phụ nữ đã phải cạo phần tóc trên trán của họ, ở phía sau gáy, thậm chí là cạo luôn cả lông mày. Lông mi đôi khi cũng chịu chung số phận.
Ở Trung Quốc, việc để móng tay mọc dài đã xuất hiện nhiều thế kỷ qua. Và lý do đứng đằng sau thì khá kỳ lạ. Cụ thể, việc nuôi móng tay dài chứng tỏ người đó không phải đụng tay vào công việc lao động nào cả, điều này có nghĩa là họ có đủ tiền tài để thuê người hầu kẻ hạ.
Trào lưu này cực thịnh trong suốt triều đại nhà Thanh, gần 3 thế kỷ. Những người nuôi móng đều chỉ để dài ngón út và áp út, điều này thực sự rất khó chịu. Và để tránh bị gãy móng, họ phải dùng đến "ốp" chuyên dụng.
Nhờ Petrarch và nàng thơ của anh, Laura, người sau này đã trở thành biểu tượng của sắc đẹp và đức hạnh, trào lưu tóc sáng màu mới trở nên rất phổ biến vào thế kỷ 15. Để làm sáng màu tóc, dĩ nhiên phụ nữ sẽ phải nhuộm. Tuy nhiên ở thời kỳ đó, công việc này có thể tốn đến vài ngày. Một ghi chép từ thế kỷ 12 có mô tả quá trình của việc nhuộm tóc, nó sẽ có 2 giai đoạn. Sau khi bôi lên tóc thứ hỗn hợp đầu tiên, người ta sẽ tiến hành phủ lá lên đầu khoảng 2 ngày. Chờ đến khi tóc được tẩy sáng, một hỗn hợp khác sẽ được dùng khoảng 4 ngày nữa trước khi hoàn thiện.
Các loại kem tẩy tàn nhang, nốt ruồi của họ chứa một lượng lớn xyanua và thủy ngân. Sử dụng liên tục các loại kem này khiến cơ thể tích tụ thủy ngân, gây ngộ độc thủy ngân và rút ngắn tuổi thọ của phụ nữ.
Loại phấn này được sử dụng ở Nhật Bản cổ đại, Trung Quốc cổ đại, sau đó được dùng làm thuốc nhuộm tóc. Giống như các hợp chất thủy ngân khác, thủy ngân sulfua cực kỳ độc và chỉ cần hít phải hơi của nó là có thể bị ngộ độc nặng.
Phụ nữ không phải tập thể dục hay ăn kiêng, họ chỉ cần uống thuốc trứng sán dây để giảm cân. Sau đó, họ gặp các vấn đề sức khỏe khác như buồn nôn, thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch, mệt mỏi và đau đầu.
Do ảnh hưởng của Cơ đốc giáo, phụ nữ trung cổ cần phải có bộ ngực nhỏ. Cơ thể của họ phải phi giới tính: hông gầy, ngực phẳng, bàn tay, bàn chân nhỏ, môi mỏng. Để đạt được kết quả này, các cô gái phải buộc ngực từ thời thơ ấu để tuyến vú ngừng phát triển.
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn về vẻ đẹp riêng. Ở Indonesia, phụ nữ từng làm đẹp bằng cách mài răng cho giống hàm cá mập. Quá trình mài răng rất đau đớn và nguy hiểm vì các vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua men răng bị hư hỏng.
Loại son môi độc đáo này xuất phát từ Ai Cập, hầu hết mọi người đều dùng, trừ những người nghèo. Ban đầu, họ sử dụng thuốc nhuộm làm từ rong biển, iot, brom và mannitol trong quá trình sản xuất son môi. Tuy nhiên, kể từ khi phát hiện ra những nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ gây hại cho sức khỏe, người Ai cập đã học cách chế biến tạo thuốc nhuộm màu đỏ có tên carmine từ bọ và kiến. Nữ hoàng Cleopatra là người "nghiện" sử dụng loại son môi đỏ này nhất.
Những bộ trang phục cótay áo nhô ra xung quanh đường dây vai vô cùng phổ biến với những người đàn ông trong kỷ nguyên của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất. Nó giúp họ trông quý tộc hơn.
Cách để họ có được những bộ trang phục này chính là nhồi bông vào những chỗ trống bên trong. Một số còn sử dụngmùn cưa và không chỉ tay áo, một số người còn nhồi ở những bộ phận như ngực hoặc bụng, thậm chí vớ của họ. Nó giúp vai, ngực và hông củaphụ nữtrông lớn hơn.
Vào cuối thế kỉ XVIII, một xu hướng thời trang mới mang tên "Macaroni" xuất hiện ở Anh. Chiều cao của kiểu tóc đạt đến kích thước thiên văn và họ thậm chí còn đặt những mũ hài hước nhỏ phía trên cùng, cách duy nhất để di chuyển với kiểu tóc này là sử dụng một thanh kiếm để giữ chúng lại.
Móng tay cực dài được phổ biến trong tầng lớp quý tộc Trung Quốc trong nhiều thế kỉ. Chúng là biểu tượng của sự giàu có, những bộ móng cho biết chủ của chúng không phải làm việc vất vả. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những bộ móng này ở Trung Quốc. Những người chỉ nuôi móng một ngón và chiều dài không sánh ngang so với tổ tiên.