Trong suốt lịch sử làm đẹp của con người, từng có những xu hướng thời trang khiến thay đổi thế giới, thế nhưng cũng có những xu hướng khiến người hâm mộ thời trang khổ sở vì những tác hại mà nó mang lại.
Mỗi người có một quan điểm khác nhau về thẩm mĩ, do đó hầu hết chúng ta đều muốn tạo cho mình một phong cách thời trang riêng. Đó là lí do mà mỗi thập niên trôi qua đều để lại những dấu ấn thời trang đặc trưng. Ví dụ, phong cách Grunge phóng khoáng và luộm thuộm của thập niên 90, trào lưu cuốn tóc bền những năm 80...
Nói theo ngôn ngữ "hiện đại", các bạn trẻ vẫn hay thường có câu "thời trang phang thời tiết". Điều đó quả không sai với những trào lưu "chết chóc" dưới đây, khi mà các tín đồ cuồng thời trang sẵn sàng chịu đau đớn hay thực hiện những bí kíp làm đẹp có thể khiến họ chết cháy chỉ để được "đẹp".
Để có nước da nhợt nhạt, các quý cô không ngại chi tiền vào những hộp phấn hay tuýp hồ làm trắng chứa đầy chì trắng độc hại.
Nếu như ngày nay, không ít người chịu trả cả "tấn tiền" để có được làn da nâu thì dưới thời trị vì của nữ hoàng Elizabeth, nước da xanh nhợt nhạt mới là thước đo của một vẻ đẹp hoàn hảo và giàu có. Bởi người ta cho rằng, chỉ những người phải vất vả cực nhọc làm việc bên ngoài mới bị rám nắng làn da.
Để có nước da nhợt nhạt, các quý cô không ngại chi tiền vào những hộp phấn hay tuýp hồ làm trắng chứa đầy chì trắng độc hại và thoa dày đến nỗi che được cả những vết sẹo vì đậu mùa mang lại. Thật không may là thứ mĩ phẩm này mang lại nhiều tác hại hơn là có lợi. Khi sử dụng đủ lâu, chúng khiến cho khuôn mặt bị hủy hoại, bị tê liệt và gây chứng hói đầu. Cái chết của nữ hoàng anh Elizabeth đệ nhất và của nữ công tước Maria xứ Coventry được coi là một trong số những minh chứng cho tác hại của loại phấn trang điểm chết người này.
Không thể tính được có bao nhiêu người đã mắc bệnh ung thư vì trào lưu làm đẹp kỳ cục này.
Kể từ khi dẻ Brazil được mô tả khoa học lần đầu tiên bởi nhà thực vật học người Pháp Aimé Bonpland vào năm 1808 và khi nguyên tố kim loại phóng xạ đầy tiềm năng Radium được phát hiện, người ta đã tìm cách sử dụng loại thực vật này bởi chúng rất giàu Radium.
Tuy là một chất độc hại, nhưng từ khoảng những năm 1910 đến những năm 1930, rất nhiều công ty cho ra đời các loại mỹ phẩm chứa đầy chất phóng xạ bán cho các chị em phụ nữ: từ kem trang điểm đến xà phòng hay bùn tắm. Không thể tính được có bao nhiêu người đã mắc bệnh ung thư vì trào lưu làm đẹp kỳ cục này nhưng sau đó, thị trường mỹ phẩm chết người này đã bị đẩy lùi khi người ta nhận thức rõ được tác hại của chất phóng xạ.
Các đôi giầy Chopines theo đó mà cũng trở nên ngày càng cao tới cả nửa mét.
Giầy Chopine được cho là cần thiết để đi lại trên các con phố ngập bùn và đầy phân ngựa vào những năm của thế kỷ 16, 17. Để tránh vấy bẩn cho những bộ đầm đắt tiền khi đi qua các vũng lầy, các cô gái mại dâm vùng Venice, ở Bắc Ý đã sử dụng loại giầy gỗ này.
Giầy Chopines lại được phụ nữ giới quý tộc sử dụng với một lí do khác. Càng cao, các quý cô càng phải dùng nhiều vải may quần áo và càng chứng minh được sự giàu có của mình. Các đôi giầy Chopines theo đó mà cũng trở nên ngày càng cao tới cả nửa mét khiến các quý cô khó có thể đi lại trên "đôi cà kheo" mà không gặp nguy hiểm.
Đó chính là lí do cho sự hết thời của trào lưu này tuy ngày nay, những đôi giầy cao gót vẫn đong vai trò quan trọng đối với phái đẹp và cũng không ngoại trừ cả các đấng mày râu nữa.
Nếu như "chứng nghiện răng trắng" đến độ "chói cả mắt" là mốt của người Mỹ thì để răng đen lại là mốt của những cận thần và không ít người dưới thười nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất xứ sở sương mù - một trong những người đầu tiên phát hiện ra những nguy hiểm của đường.
Tuy tác dụng của đường làm răng bà trở nên hư hỏng và đổi màu đen nhưng sau đó, nó đã trở thành trào lưu khi các cận thần bắt chước và làm đủ mọi cách để có làn "răng đen" giống bà. Mốt răng đen kết thúc khi dần rà sau đó người ta nhận ra tác hại của những chiếc răng bị hư hỏng vì làm đen đối với sức khỏe.
Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại cho phép con người làm đẹp răng bằng nhiều cách, ngay cả việc thay răng mới, trồng răng vàng, răng bạc.
Cách đây 2000 năm, các nha sĩ Maya đã có thể mang lại cho các bệnh nhân những nụ cười rạng rỡ, nhưng không theo kiểu "sáng chói" như người Mỹ, mà lóng lánh nhờ đá quý. Họ khoan những lỗ nhỏ và chèn đá quý vào trong. Tuy nhiên, mốt đính răng bằng đá quý phải dừng lại sau một thời gian các nhà chuyên môn nhận thấy rằng nếu thao tác không thận trọng, những mũi khoan có thể đi sâu vào tận tủy răng và gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho răng.
Được gọi là Belladonna (người đàn bà đẹp) song loài thực vật với cái tên đáng yêu này lại là một loại cây chết người. Chỉ cần nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mắt làm từ cây Belladonna, đồng tử sẽ bị giãn ra - điều mà người ta cho rằng sẽ làm phụ nữ trở nên quyến rũ và xinh đẹp hơn như cái tên Belladonna.
Tuy nhiên sau đó, người ta phải dừng thứ mốt nguy hiểm này vì chiết xuất từ cây Belladonna gây ra những tác dụng phụ chết người như khiến tầm nhìn méo mó, mất khả năng tập trung, rối loạn nhịp tim và thậm chí gây mù lòa. Có lẽ loài cây "người đàn bà đẹp" này không có duyên với mỹ phẩm mà chỉ nên được sử dụng trong nhãn khoa để hỗ trợ các bác sĩ trong việc kiểm tra mắt mà thôi.
Việc tạo màu cho quần áo khó khăn nên khi có 1 màu mới, ai cũng mong ngóng và nhanh tay để có những bộ đồ mới với màu sắc mới.
Trước đây việc tạo màu cho những bộ quần áo khó khăn nên mỗi khi có một màu mới được tung ra thị trường, ai ai cũng mong ngóng và nhanh tay để có những bộ đồ mới với màu sắc mới.
Vào năm 1775, khi nhà hóa học Carl Scheele phát minh ra một sắc tố màu xanh lá kỳ lạ thì người ta bắt đầu đổ xô đi tìm cách nhuộm giấy, nhuộm tem, sơn, đồ chơi trẻ em, váy vóc, thậm chí cả bánh kẹo mà không nhận ra rằng một trong những chất tổng hợp nên Asen chính là thạch tín. Thật may mắn là sau đó người ta đã phát hiện ra tác hại của chất này tuy nó đã khiến cho các chàng trai thời đó khiếp đảm đến nỗi không dám nhảy cùng cô gái nào mặc váy xanh mà đi khiêu vũ.
Người Inca "buộc" đầu của bé với một thứ vật dụng cứng để bóp méo hộp sọ với hình dáng mong muốn.
Không ai sinh ra mà đã có hộp sọ hoàn chỉnh cả. Đó là lí do mà các bà mẹ thường phải bảo vệ phần sọ đầu mềm yếu tương đối tròn của bé khỏi những va chạm mạnh hay những vật cứng. Thế nhưng dưới thời Inca, người ta cho rằng làm cho hộp sọ dài ra mới là biểu hiện của sự tiến bộ xã hội và đẳng cấp của giới thượng lưu. Người Inca "buộc" đầu của bé với một thứ vật dụng cứng để bóp méo hộp sọ với hình dáng mong muốn. Người ta đã tìm thấy những chiếc đầu lâu người Inca với hộp sọ méo mó và dài hơn rất nhiều so với hộp sọ người bình thường.
Xu hướng thời trang của chị em chỉ bị cảnh tỉnh và chấm dứt khi một đám cháy xảy ra ở nhà thờ tại Chile.
Thịnh hành vào những năm 1850, váy phồng được tạo phồng bởi những bộ khung "khủng" làm từ gỗ, thép và vải. Bạn hãy tưởng tượng những cô thiếu nữ mặc váy phồng và khoác trên người một bộ khung nặng nề, lắc lư muốn ngã khi có gió to và dễ dáng bắt lửa khi vướng vào lò sưởi.
Xu hướng thời trang của chị em chỉ bị cảnh tỉnh và chấm dứt khi một đám cháy xảy ra ở nhà thờ tại Chile nhưng không mấy người thoát chết bởi những bộ khung khổng lồ của váy phồng bít kín hết các cửa ra vào khi ai cũng muốn chạy thoát thân. Khoảng 2.500 người chết trong vụ hỏa hoạn đó.
Tục lệ kinh dị này đã được áp dụng bởi hàng triệu phụ nữ Trung Quốc.
Nếu được hỏi "Làm thế nào để có một đôi chân phong cách?" hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới việc cắt tỉa hay sơn sửa móng chân. Trào lưu "làm đẹp đôi chân" xuất hiện vào thời nhà Tống và thịnh hành dưới thời nhà Thanh không chỉ dừng lại ở bộ móng mà tạo hình cả bộ xương chân nữa.
Tục lệ kinh dị này đã được áp dụng bởi hàng triệu phụ nữ Trung Quốc với mong muốn có được đôi gót sen xinh xắn với chiều dài cả bàn chân không quá 4 inch. Tuy được coi là chuẩn mực về cái đẹp và đức hạnh của một người phụ nữ, song thứ mốt này đã gây ra không ít đau đớn cho các chị em khi việc làm mọi cách để chân nhỏ lại bằng việc bó chặt, thậm chí chặt cả ngón chân đi, gây nhiễm trùng và chảy máu rất nhiều đến mức có thể gây chết người.
Cuối thế kỷ 19, phụ nữ châu Âu chuộng mặc những chiếc váy mỏng làm từ vải muslin (một loại vải cotton dệt trơn, mỏng, nhẹ). Mỗi khi ra đường, họ làm ướt váy bằng nước, để váy dính vào người, tôn lên đường cong cơ thể. Xu hướng thời trang này khiến hàng nghìn phụ nữ tử vong vì mắc viêm phổi nặng do mặc váy ướt ra ngoài trời lạnh.
Mặc áo nịt bụng có thể khiến nội tạng bị lệch khỏi vị trí ban đầu. (Ảnh: Forbes).
Áo nịt bụng xuất hiện từ thế kỷ 16, dần trở nên thịnh hành tại Châu Âu trong thế kỷ 19. Không chỉ phụ nữ mà nhiều đàn ông cũng tìm đến loại áo này để có một cơ thể săn chắc. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những xu hướng làm đẹp nguy hiểm, do áo thắt chặt phần bụng, gây khó thở, có thể dẫn đến ngất xỉu. Nội tạng có thể chịu tổn thương, do bị ép lệch khỏi vị trí ban đầu, nguy cơ chảy máu trong cao. Ngoài ra, gãy xương sườn, vấn đề tiêu hóa, táo bón, thường xuyên phiền muộn, kích động cũng là một số trong gần một trăm bệnh lý khác người mặc áo nịt bụng có thể đối mặt.