4 cách xử lý khi lên cơn hen suyễn - hen phế quản

  •  
  • 964

Hen phế quản (Asthma) xảy ra do tình trạng sưng viêm và tắc nghẽn trong các ống phế quản - là nơi giúp phổi hít vào và thở ra.

Năm 2009, Viện Hen suyễn, Dị ứng và Miễn dịch Hoa Kỳ đã công bố cứ 12 người ở Mỹ thì có một người được chẩn đoán bị hen phế quản, trong khi đó vào năm 2001, 14 người thì có một người. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, các cơ xung quanh ống phế quản thắt lại và sưng lên, làm hẹp đường thở, khiến người bệnh khó thở.

Những tác nhân kích thích cơn hen gồm việc tiếp xúc với các dị ứng nguyên (như cỏ, cây, phấn hoa,..), các chất kích thích trong không khí (như khói hoặc mùi hương mạnh), các bệnh (như cúm), căng thẳng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt (như quá nóng), hoặc sự gắng sức về mặt thể chất và tập luyện. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn học cách nhận biết khi nào bản thân bạn hoặc ai đó lên cơn hen suyễn và biết những việc cần làm để có thể kịp thời cứu sống được bệnh nhân.

Phương pháp 1: Đánh giá tình hình

1. Nhận biết các triệu chứng ban đầu của cơn hen suyễn

Cần nhận biết sớm các triệu chứng của hen suyễn.Cần nhận biết sớm các triệu chứng của hen suyễn.

Người bị hen suyễn mãn tính thỉnh thoảng thở khò khè và cần dùng thuốc hen suyễn để kiểm soát các triệu chứng. Cơn hen cấp tính khác ở chỗ, nó gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn, kéo dài lâu hơn và cần phải cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng ban đầu cho thấy cơn hen suyễn sắp xảy ra gồm:

  • Ngứa cổ
  • Cảm thấy bứt rứt hoặc dễ cáu giận
  • Cảm giác lo lắng hoặc bực bội
  • Mệt mỏi
  • Xuất hiện những vòng tròn sậm màu dưới mắt

2. Nhận biết dấu hiệu khởi phát cơn hen

Hiện tượng này có thể trầm trọng vào ban đêm.
Hiện tượng này có thể trầm trọng vào ban đêm.

Cơn hen có thể diễn biến xấu thành tình huống đe dọa đến tính mạng, cần phải cấp cứu ngay. Vì vậy, bạn nên biết cách xác định cơn hen suyễn để bắt đầu chữa trị càng sớm càng tốt. Mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng của cơn hen suyễn ở từng người là khác nhau nhưng các triệu chứng phổ biến nhất:

  • Khò khè và có tiếng rít trong khi thở. Thông thường, bệnh nhân thở ra có tiếng khò khè nhưng đôi khi cũng nghe được tiếng khò khè khi họ hít vào.
  • Ho. Một số người bệnh ho để cố gắng làm thông đường thở và hít thật nhiều khí ô-xy vào trong phổi. Đặc biệt, hiện tượng này có thể trầm trọng vào ban đêm.
  • Hơi thở ngắn. Bệnh nhân khi lên cơn hen suyễn thường hụt hơi. Hơi thở của họ ngắn, nông và nhanh hơn bình thường.
  • Đau thắt ngực. Cơn hen suyễn thường đi kèm với cảm giác thắt ngực hoặc có cơn đau ở bên trái hoặc bên phải.
  • Chỉ số lưu lượng thở ra đỉnh (peak expiratory flow - PEF) thấp. Nếu bệnh nhân dùng máy đo lưu lượng đỉnh (một thiết bị nhỏ đo tốc độ tối đa khi thở ra) để theo dõi khả năng thở ra và số đo dao động từ 50% đến 79%, đó là dấu hiệu bùng phát cơn hen.

3. Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

Thở nhanh là dấu hiệu thường gặp của cơn hen suyễn ở trẻ em.Thở nhanh là dấu hiệu thường gặp của cơn hen suyễn ở trẻ em.

Khi trẻ em lên cơn hen suyễn thường có các triệu chứng giống người lớn như khò khè hoặc có tiếng rít khi thở, hơi thở ngắn, thắt ngực hoặc đau.

  • Thở nhanh là dấu hiệu thường gặp của cơn hen suyễn ở trẻ em.
  • Trẻ em có thể có biểu hiện "co rút", có thể thấy cổ của trẻ dài ra, thở bụng hoặc nhìn thấy cả xương sườn khi thở.
  • Ở một số trẻ em, hiện tượng ho dữ dội là triệu chứng duy nhất xuất hiện cơn hen.
  • Trong một số trường hợp khác, triệu chứng hen suyễn ở trẻ em chỉ là ho, nặng hơn khi bị bệnh nhiễm virus hoặc khi đang ngủ.

4. Đánh giá tình hình cụ thể

Nếu có biểu hiện trầm trọng hơn cần phải được chuyên viên y tế kiểm tra.Nếu có biểu hiện trầm trọng hơn cần phải được chuyên viên y tế kiểm tra.

Đánh giá tình trạng hiện tại đang xảy ra và xác định liệu có cần gọi cấp cứu không và phải làm gì để xử lý ngay tại chỗ. Khi bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ có thể dùng thuốc tác dụng nhanh. Nếu có biểu hiện trầm trọng hơn cần phải được chuyên viên y tế kiểm tra. Trường hợp lên cơn hen suyễn nặng, phải gọi hoặc nhờ người gọi dịch vụ cấp cứu trước khi tiến hành xử lý cơn hen. Lưu ý cách phân biệt trường hợp đang diễn ra:

Người bị lên cơn hen cần sử dụng thuốc của họ mà không cần gọi cấp cứu sẽ:

  • Thở khò khè nhẹ, không có vẻ đau đớn khổ sở
  • Ho để làm thông đường thở và lấy thêm không khí
  • Thở nhanh nhưng vẫn nói và đi được
  • Không có vẻ hồi hộp hoặc đau đớn
  • Có thể nói với bạn họ đang bị hen và thuốc của họ ở đâu

Người đang nguy cấp và cần được cấp cứu:

  • Mặt tái xanh, thậm chí môi hoặc các ngón tay tím tái
  • Xuất hiện các triệu chứng kể trên nhưng dữ dội và nghiêm trọng hơn
  • Căng các cơ lồng ngực để thở
  • Khó thở, hơi thở ngắn đến mức hổn hển
  • Nghe rõ tiếng khò khè khi hít vào và thở ra
  • Hoảng sợ
  • Có thể lẫn lộn hoặc ít phản ứng hơn bình thường
  • Khó di chuyển hoặc nói do hơi thở ngắn
  • Xuất hiện các triệu chứng dai dẳng

Phương pháp 2: Tự xử lý cơn hen

1. Có kế hoạch ứng phó tại chỗ

Bạn cần làm việc với bác sĩ hoặc để lập phác đồ ứng phó với cơn hen suyễn.Bạn cần làm việc với bác sĩ hoặc để lập phác đồ ứng phó với cơn hen suyễn.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh hen, bạn cần làm việc với bác sĩ hoặc để lập phác đồ ứng phó với cơn hen suyễn. Phác đồ này là một quy trình các bước cần làm khi lên cơn hen cấp. Bản phác đồ phải được viết ra gồm số điện thoại cấp cứu, cũng như số điện thoại của gia đình và bạn bè có thể đến bệnh viện nếu cần.

  • Khi được chẩn đoán mắc hen suyễn, bạn cần tham vấn bác sĩ để xác định các triệu chứng đặc trưng khi cơn hen trở nên nghiêm trọng và những việc cần làm khi cơn hen bùng phát (ví dụ như thuốc, đến phòng cấp cứu,...)
  • Đảm bảo biết cách dùng ống hít khẩn cấp.
  • Viết phác đồ này ra và luôn đem theo bên mình.

2. Tránh các tác nhân kích thích

Tránh tác nhân kích thích như lông chó mèo, thời tiết quá nóng, quá lạnh...Tránh tác nhân kích thích như lông chó mèo, thời tiết quá nóng, quá lạnh...

Nhìn chung, bạn cần lưu ý ngăn ngừa các triệu chứng là cách tốt nhất để kiểm soát và điều trị hen suyễn. Nếu biết tình huống nào gây ra cơn hen (như ở gần lông động vật, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh), hãy cố gắng để tránh.

3. Mua ống hít do bác sĩ kê toa

Ống hít cho người bị hen suyễn.Ống hít cho người bị hen suyễn.

Hiện có hai loại thuốc cấp cứu mà bác sĩ có thể kê toa cho bạn là bình xịt định liều (metered dose inhaler – MDI) hoặc bình xịt bột khô (dry powder inhaler – DPI).

  • Bình xịt định liều MDI là loại ống hít thông dụng nhất. Dụng cụ xịt này cung cấp thuốc hen qua một bình xịt nhỏ được trang bị chất đẩy để đẩy thuốc vào phổi. Bình xịt định liều MDI có thể dùng riêng hoặc dùng kèm với buồng hít hoặc buồng đệm ("spacer") có tác dụng ngăn cách miệng và bình xịt, giúp bạn thở bình thường để tiếp nhận thuốc và giúp thuốc đi vào phổi một cách hiệu quả hơn.
  • Ống hít DPI có tác dụng cung cấp thuốc chữa hen suyễn dạng bột khô không có chất đẩy. Các thành phần của ống hít DPI gồm có Flovent, Serevent, hoặc Advair. Ống hít DPI yêu cầu bạn phải thở nhanh và sâu, do vậy khiến bệnh nhân khó sử dụng trong cơn hen suyễn nên loại ống hít này ít thông dụng hơn bình xịt MDI tiêu chuẩn.
  • Dù được kê toa sử dụng loại ống hít nào, bạn cũng phải nhớ đem theo bên mình.

4. Sử dụng bình xịt định liều MDI

Sử dụng bình xịt định liều MDILắc bình xịt trong 5 giây để trộn đều thuốc trong bình.

Lưu ý khi lên cơn hen suyễn, bạn chỉ nên dùng ống hít MDI với thuốc cấp cứu và thuốc giãn phế quản (như albuterol). Không dùng thuốc corticosteroids hoặc thuốc giãn phế quản kích thích beta-2 tác dụng kéo dài (long-acting beta-2 agonist bronchodilators). Lắc bình xịt trong 5 giây để trộn đều thuốc trong bình.

  • Trước khi dùng bình xịt cần đẩy hết không khí ra khỏi phổi.
  • Nâng cằm lên và ngậm chặt buồng hít hoặc đầu ống hít.
  • Nếu dùng buồng hít, bạn có thể thở bình thường và chậm để tiếp nhận thuốc. Nếu dùng ống hít, bạn cần bắt đầu thở vào và ấn ống hít cùng một lúc.
  • Tiếp tục thở cho đến khi không thể hít vào được nữa.
  • Nín thở trong 10 giây và lặp lại. Thông thường cần lặp lại nhiều lần hơn, dừng ít nhất 1 phút giữa các lần hít. Luôn luôn tuân theo phác đồ xử lý hen.

5. Sử dụng bình xịt bột khô DPI

Sử dụng bình xịt bột khô DPICần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Ống hít DPI của mỗi nhà sản xuất khác nhau, do đó bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

  • Thở hết không khí ra.
  • Ngậm chặt ống xịt bột khô DPI và hít mạnh vào cho đến khi đầy phổi.
  • Nín thở trong 10 giây.
  • Bỏ ống DPI ra khỏi miệng và thở ra từ từ.
  • Nếu liều dùng được kê toa nhiều hơn một lần, lặp lại động tác trên sau một phút.

6. Nhận biết cơn hen cần cấp cứu

 Nhận biết cơn hen cần cấp cứuGọi ngay cho dịch vụ cấp cứu nếu có thể.

Nếu các triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn ngay cả sau khi dùng thuốc, bạn cần phải được cấp cứu. Gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu nếu có thể. Tuy nhiên, nếu thở quá vất vả và không thể nói rõ ràng, hãy nhờ người khác gọi hộ, có thể là người nhà, bạn bè hoặc người qua đường.

  • Phác đồ xử lý tốt bao gồm số điện thoại cấp cứu ở địa phương. Ngoài ra, bác sĩ giúp bạn xác định khi nào các triệu chứng trở nên trầm trọng và khi nào lâm vào tình huống nguy cấp để bạn biết khi nào cần giúp đỡ. Hãy gọi số cấp cứu địa phương nếu cơn hen không thuyên giảm nhiều sau khi dùng ống hít vài phút.

7. Nghỉ ngơi trong khi chờ nhân viên cấp cứu đến

Nghỉ ngơi trong khi chờ nhân viên cấp cứu đếnNgồi xuống và nghỉ trong lúc nhân viên cấp cứu đang trên đường đến hỗ trợ.

Ngồi xuống và nghỉ trong lúc nhân viên cấp cứu đang trên đường đến hỗ trợ. Một số bệnh nhân hen suyễn thấy rằng ngồi ở tư thế "kiềng ba chân" – chồm ra đằng trước, hai tay chống lên đầu gối – có thể giúp ích bởi tư thế này giúp giảm áp lực lên cơ hoành.

  • Cố gắng giữ bình tĩnh. Lo lắng có thể khiến các triệu chứng thêm nghiêm trọng.
  • Nhờ những người ở gần đó ngồi bên cạnh để giúp bạn bình tĩnh trong khi chờ cấp cứu.

Phương pháp 3: Giúp đỡ người bệnh hen suyễn khác

1. Giúp bệnh nhân tìm một tư thế thoải mái

Để người bệnh hơi nghiêng về phía trước, dựa vào bạn hoặc ghế tựa.
Để người bệnh hơi nghiêng về phía trước, dựa vào bạn hoặc ghế tựa.

Hầu hết, những người bị hen suyễn thường cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi hơn là đứng hoặc nằm. Giữ bệnh nhân ngồi thẳng lên giúp phổi nở ra và dễ thở hơn. Để người bệnh hơi nghiêng về phía trước, dựa vào bạn hoặc ghế tựa. Một số bệnh nhân hen suyễn có thể ngồi ở tư thế "kiềng ba chân", người hướng ra phía trước, hai tay chống lên đầu gối để giảm áp lực lên cơ hoành.

  • Cơn hen sẽ nặng hơn nếu hồi hộp, nhưng hồi hộp không gây ra cơn hen. Có nghĩa là trong cơn hen, người bệnh sẽ có phản ứng nghiêm trọng hơn so với lúc bình tĩnh. Hồi hộp, lo lắng khiến cơ thể tiết ra hoóc-môn cortisol, làm co hẹp phế quản (ống dẫn không khí đi qua mũi và/hoặc miệng đến các túi khí trong phổi).
  • Điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh và trấn an bệnh nhân, giúp họ bình tĩnh.

2. Bình tĩnh hỏi "Anh/chị bị hen suyễn phải không?"

Bình tĩnh hỏi "Anh/chị bị hen suyễn phải không?

Cho dù bệnh nhân không thể nói được vì tiếng thở khò khè và ho, nhưng họ có thể gật đầu hoặc chỉ về phía ống hít hoặc thẻ hướng dẫn của họ.

  • Hỏi xem người đó có bản phác đồ cấp cứu hen hay không? Nhiều bệnh nhân hen suyễn thường đem theo bên mình bản phác đồ cấp cứu. Nếu có, hãy lấy bản hướng dẫn ra và giúp họ làm theo phác đồ.

3. Loại bỏ hết các tác nhân kích thích ra khỏi hiện trường

Hãy cố gắng tách người bệnh ra khỏi tác nhân chất kích thích.Hãy cố gắng tách người bệnh ra khỏi tác nhân chất kích thích.

Cơn hen suyễn thường trở nên nghiêm trọng hơn do một số tác nhân kích thích hoặc các dị ứng nguyên đặc trưng. Hỏi người bệnh xem gần đấy có thứ nào gây kích thích cơn hen, nếu họ có thể phản hồi, hãy cố gắng tách người bệnh ra khỏi tác nhân chất kích thích hoặc đưa người bệnh ra khỏi môi trường đó, chẳng hạn như phấn hoa hoặc các yếu tố liên quan đến thời tiết.

  • Động vật
  • Khói
  • Phấn hoa
  • Độ ẩm cao hoặc thời tiết lạnh

4. Hỏi vị trí ống hít của họ

Hỏi vị trí ống hít của họNếu bệnh nhân không có ống hít, hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay.

Làm như vậy để giúp người bệnh bình tĩnh và trấn an họ rằng bạn đang hỗ trợ chứ không làm hại họ.

  • Phụ nữ thường để ống hít trong túi xách, còn nam giới hay để trong túi quần áo.
  • Một số bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt là trẻ em hoặc người cao tuổi luôn có một ống nhựa trong gọi là buồng đệm gắn vào ống hít. Buồng đệm giúp đưa thuốc vào miệng bệnh nhân mà không mất nhiều sức lực, do đó dễ hít hơn.
  • Trẻ em và người cao tuổi hay lên cơn hen suyễn cũng có thể đem theo bên mình máy bơm thuốc để hít thuốc dễ dàng hơn. Thiết bị này dễ sử dụng vì bệnh nhân có thể thở bình thường và như vậy rất lý tưởng dùng cho trẻ em và người già, tuy nhiên nó cồng kềnh hơn ống hít MDI và cần có điện để hoạt động.
  • Nếu bệnh nhân không có ống hít, hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay, đặc biệt đối với trẻ em hoặc người già. Người bệnh khi lên cơn hen suyễn mà không có ống hít có nguy cơ cao sẽ bị ngạt.

5. Chuẩn bị cho người bệnh tiếp nhận thuốc từ ống hít

Hãy giúp họ giữ ống hít hoặc buồng đệm sát vào miệng nếu cần thiết.Hãy giúp họ giữ ống hít hoặc buồng đệm sát vào miệng nếu cần thiết.

Nếu người bệnh đang cúi đầu, tạm thời dựng họ lên.

  • Nếu có buồng đệm sử dụng kèm với bình xịt định liều MDI, hãy gắn dụng cụ này vào ống hít sau khi lắc.
  • Giúp bệnh nhân ngửa đầu ra sau nếu cần.
  • Yêu cầu bệnh nhân thở hết không khí ra trước khi sử dụng ống hít.
  • Để bệnh nhân tự dùng thuốc. Thuốc hít phải được dùng đúng liều lượng, do đó bạn nên để người bệnh tự kiểm soát quá trình này. Hãy giúp họ giữ ống hít hoặc buồng đệm sát vào miệng nếu cần thiết.
  • Đa số bệnh nhân hen suyễn sẽ tạm dừng một hoặc hai phút giữa mỗi lần xịt.

6. Gọi dịch vụ cấp cứu

Gọi dịch vụ cấp cứuTiếp tục giúp người bệnh sử dụng ống hít nếu cần.

Theo dõi người bệnh cho đến khi nhân viên cấp cứu tới.

  • Ngay cả khi người bệnh có vẻ khỏe hơn sau khi dùng ống hít, tốt nhất người bệnh vẫn cần đến gặp đội cấp cứu hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Nếu người bệnh không muốn đến bệnh viện, họ có thể quyết định sau khi được thông báo về tình hình sức khỏe của họ.
  • Tiếp tục giúp người bệnh sử dụng ống hít nếu cần; dù cơn hen suyễn không thuyên giảm, nhưng thuốc cũng sẽ giúp cơn hen không nặng thêm nhờ làm giãn đường thở.

Phương pháp 4: Xử lý cơn hen khi không có ống hít

1. Gọi dịch vụ cấp cứu

Khi gọi điện thoại bạn nên hỏi người trực cấp cứu để có lời khuyên cụ thể.Khi gọi điện thoại bạn nên hỏi người trực cấp cứu để có lời khuyên cụ thể.

Nếu bạn hoặc người bệnh không có ống hít, hãy gọi ngay cấp cứu địa phương. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số bước khác nữa trong khi chờ cấp cứu tới. Tuy nhiên, khi gọi điện thoại bạn nên hỏi người trực cấp cứu để có lời khuyên cụ thể.

2. Tắm nước nóng

Tắm nước nóngBồn tắm nước nóng có thể biến phòng tắm thành nơi phục hồi tốt nhờ hơi nước.

Nếu đang ở nhà, việc tắm vòi sen hay bồn tắm nước nóng có thể biến phòng tắm thành nơi phục hồi tốt nhờ hơi nước.

3. Thực hiện các bài tập thở

Hít vào qua mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 4 và thở ra trong khi đếm đến 6.Hít vào qua mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 4 và thở ra trong khi đếm đến 6.

Nhiều người cảm thấy lo lắng và hoảng loạn khi lên cơn hen suyễn, điều này có thể làm tăng nhịp thở. Tuy nhiên, sự hoảng loạn thường khiến cơn hen suyễn trở nên trầm trọng hơn vì làm hạn chế lượng ô-xy vào phổi. Vì vậy, bạn cần cố gắng thở chậm và làm chủ bản thân. Hít vào qua mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 4 và thở ra trong khi đếm đến 6.

  • Thử chúm môi vào khi thở ra có thể giúp bạn thở ra chậm lại và giữ đường thở mở trong thời gian dài hơn.

4. Tìm thức uống có caffeine

Tìm thức uống có caffeineMột lượng nhỏ cà phê hoặc soda có thể giúp giãn đường thở và giảm các vấn đề về hô hấp.

Công thức cấu tạo của caffeine tương tự như các loại thuốc hen thông dụng khác. Một lượng nhỏ cà phê hoặc soda có thể giúp giãn đường thở và giảm các vấn đề về hô hấp.

  • Loại thuốc này được gọi là theophylline, có thể giúp ngăn chặn và điều trị thở khò khè, hơi thở ngắn và đau thắt ngực. Có thể trong cà phê hoặc trà không đủ lượng theophylline để chống lại cơn hen nhưng chúng vẫn có thể là một lựa chọn thay thế.

5. Tận dụng các loại thuốc thông dụng ở nhà

Tận dụng các loại thuốc thông dụng ở nhàHãy thận trọng khi dùng thảo mộc tự nhiên hoặc thực phẩm bổ sung thảo mộc.

Một số loại thuốc thông dụng có thể giúp làm nhẹ các triệu chứng của cơn hen suyễn trong trường hợp khẩn cấp, tuy nhiên không thể thay thế cho cấp cứu y tế được.

  • Dùng thuốc kháng histamine (thuốc chống dị ứng) có tác dụng nhanh nếu bạn hoặc bệnh nhân cho rằng dị ứng là nguyên nhân kích thích phản ứng đó. Trường hợp này có thể xảy ra nếu bạn hoặc người bệnh đang ở ngoài trời trong nơi có nhiều phấn hoa. Một số thuốc kháng histamin có thể kể đến là: Allegra, Benadryl, Dimetane, Claritin, Alavert, Tavist, Chlor-Trimeton, và Zyrtec. Cúc tím Echinacea, gừng, cúc La mã và nhụy nghệ tây là các loại thảo dược kháng histamine tự nhiên. Nếu có thể tìm được trà có chứa các thành phần này thì đây có thể là cách giúp giảm các triệu chứng hen suyễn hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung tác dụng kháng histamnie của chúng còn vẻ hạn chế. Hãy thận trọng khi dùng thảo mộc tự nhiên hoặc thực phẩm bổ sung thảo mộc vì một số người có thể dị ứng với các thành phần trong đó.
  • Dùng thuốc không kê toa pseudoephedrine như Sudafed. Sudafed là thuốc thông mũi nhưng cũng hữu ích khi bệnh nhân lên cơn hen suyễn mà không có ống hít vì nó giúp giãn phế quản. Tốt nhất là nên giã nhỏ thuốc ra, hòa vào nước ấm hoặc trà trước khi uống để giảm rủi ro bị nghẹn. Hơn nữa, cũng nên lưu ý rằng thuốc này có hiệu quả nhưng phải mất 15 – 30 phút mới có tác dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ pseudoephedrine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Cập nhật: 07/10/2017 Theo Nga Bui (QTM)
  • 964