Được biết, gạo nhựa được làm từ bột khoai tây và khoai lang trộn với nhựa tổng hợp, hỗn hợp này chính là nhựa.
Nhìn bề ngoài, gạo nhựa không khác gì với gạo thông thường. Vì được tẩm ướp hương liệu nên khi nấu lên nó cũng có mùi thơm như gạo thật, người tiêu dùng không thể phân biệt được đó là gạo thật hay giả. Dù gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhưng các thương lái vẫn tiếp tục buôn bán gạo nhựa để thu lời.
Gạo giả vô cùng độc hại với sức khỏe con người, chỉ 3 bát cơm gạo giả cũng tương đương với một túi ni lông nhựa được đưa vào cơ thể. Tại Indonesia, người ta đã phát hiện ra 3 loại hóa chất trong gạo nhựa, các chất này có thể dẫn đến vô sinh, sảy thai ở nữ giới, bé gái sớm dậy thì, nam bị nữ hóa, gây nhiễm độc thai nhi, sử dụng lâu dài sẽ dễ bị ung thư.
Dưới đây là cách phân biệt gạo giả này:
Chỉ 3 bát cơm gạo giả cũng tương đương với một túi ni lông nhựa được đưa vào cơ thể.
Mật độ của gạo nhựa khác với gạo thật, sau khi vo gạo, nếu bạn thấy nhiều hạt gạo nổi lên thì chắc chắn đây là gạo giả, gạo chìm xuống nước mới là gạo thật.
Khi đốt, bạn sẽ ngửi thấy mùi khoai và mùi nhựa cháy giống như mùi khét khi đốt túi ni lông. Bằng cách này bạn có thể nhận biết chính xác loại gạo nhựa.
Nghiền vụn hạt gạo sau đó để ra ngoài, sau vài ngày nếu gạo lên men, mốc chứng tỏ đây là gạo thật, nếu gạo không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào chắc chắn đó là gạo nhựa.
Kinh nghiệm của một số tiểu thương buôn bán gạo cho thấy, gạo thật luôn có một màng phủ bên ngoài (tựa như cám). Khi vo gạo màng phủ sẽ tróc làm nước đục. Ngoài ra khi bóp chặt nắm gạo, buông tay ra nhiều hạt gạo vẫn dính trong lòng bàn tay nhờ màng phủ. Còn gạo giả, do làm bằng nhựa nên nước vo gạo vẫn trong và ít dính trong lòng bàn tay.
Người tiêu dùng cũng có thể quan sát kỹ hình dáng hạt gạo để phân biệt. Gạo thông thường chỉ dài 6-7mm nhưng gạo này dài tới 10mm, bề ngang gạo này nhỏ hơn nhiều so với gạo thông thường. Ngoài ra, không nên mua loại gạo trắng sạch và hạt đều vì bình thường, gạo xay xát xong có độ tấm là 5%.