Bạn sẽ lại một lần nữa được chứng kiến sự điên rồ của tự nhiên. Cẩn thận đấy, bạn sẽ không muốn đi du lịch nữa đâu.
Thế giới tự nhiên là một nơi không hề bình lặng mà trái lại vô cùng đáng sợ và có sự cạnh tranh để sinh tồn hàng ngày - điều này chắc các bạn cũng không còn lạ gì nữa.
Và hôm nay, những hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy thiên nhiên thực sự rất tàn khốc. Hãy cẩn thận, có thể bạn không còn muốn ra ngoài chơi nữa đâu.
Cứ tưởng bạch tuộc là bậc thầy ngụy trang, nhưng gặp loại cá này thì bạch tuộc cũng phải chào thua.
Bạch tuộc vốn là loài bậc thầy trong việc ngụy trang. Chúng có khả năng đổi màu hòa lẫn vào môi trường xung quanh chỉ trong vòng vỏn vẹn 0,2s nên trở thành một loài săn mồi vô cùng đáng sợ của đại dương.
Tuy nhiên, chứng kiến cảnh bậc thầy hóa trang bị... ngậm nguyên một rổ hành vì một loài cá đủ để khiến nhiều người phải giật mình nhận ra thiên nhiên không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.
Giống như con cá vừa xử đẹp chú bạch tuộc ở trên, dưới đáy biển cũng tồn tại nhiều sinh vật lợi dụng lớp cát để làm nơi ẩn nấp và săn mồi như loài giun này.
Đây là giun săn mồi, chúng giấu cơ thể vào cát, chờ cơ hội nuốt trọn con mồi đen đủi đi ngang qua.
Loài giun này có tên khoa học là Eunice aphroditois - là một loài giun săn mồi. Chúng thường giấu cơ thể dài của nó vào cát, bùn và san hô, rồi đợi cơ hội nuốt trọn con mồi xấu số đi ngang qua.
Thế giới tự nhiên vốn có sự cạnh tranh rất quyết liệt, nên nếu không cẩn thân, con mồi săn được có thể bị loài khác cướp mất như chơi.
Tuy nhiên, cái cách chú báo hoa này lôi "hàng" lên cây để thưởng thức thì quả thật khó mà chấp nhận được.
Báo hoa mai là một thợ săn đặc biệt, chúng có khả năng săn mồi trên cây với tốc độ cực khủng.
Được biết báo hoa mai là một thợ săn rất đặc biệt trong tự nhiên. Khác với các loài vật họ mèo khác, chúng có khả năng săn mồi trên cây, đồng thời sở hữu một tốc độ hàng khủng giúp săn đuổi cả những sinh vật nổi tiếng mau lẹ như linh dương hoặc ngựa vằn.
Đây là một ví dụ điển hình cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt của thiên nhiên. Chú mèo rừng này còn chưa được thưởng thức miếng thịt nào đã bị chim ưng đuổi chạy "bán sống bán chết".
Cứ tưởng săn được mồi là có cái ăn ư? Chưa chắc đâu nhé!
Để đấu tranh sinh tồn, các loài vật phải tự trang bị cho mình những kỹ năng và mánh khóe khác nhau như nọc độc, móng vuốt hay khả năng ngụy trang.
Loài rắn này cũng vậy, chúng có tên - rắn đuôi nhện - spider-tailed viper. Cái tên thể hiện đúng đặc điểm hình dạng của loài rắn này: có cái đuôi giống như một chú nhện.
Rắn đuôi nhện thường dùng cái đuôi của mình để ve vẩy, dụ dỗ những chú chim nhẹ dạ cả tin.
Lợi dụng đặc điểm ngoại hình có 1-0-2, chúng thường ve vẩy đuôi để dụ dỗ những loài chim nhẹ dạ cả tin.
Khổ thân chim, tưởng như có một bữa ăn tươm tất mà không ngờ rằng bản thân mình lại sắp trở thành đồ ăn cho kẻ khác.
Nhìn chung, các loài vật thuộc họ mèo thường không đội trời chung với linh cẩu. Nguyên do là bởi cấu tạo cơ thể của linh cẩu không được hoàn hảo cho việc săn mồi như báo, sư tử... nên chúng rất khó tự săn mồi.
Thay vào đó, linh cẩu thường đợi các loài kia săn chán chê, rồi lợi dụng số đông để đuổi đánh cướp mồi.
Khi đói, kẻ thù cũng thành bạn nếu đôi bên cùng có lợi.
Chính vì thế, cảnh tượng báo đốm và linh cẩu cùng ăn mồi một cách "hoà bình" thế này quả thực không thuận mắt lắm.
Điều này cũng chứng minh rằng: trong tự nhiên chẳng có gì là không thể xảy ra. Khi đói, kẻ thù cũng thành bạn nếu đôi bên cùng có lợi.
Đây có lẽ là một trong những cảnh tượng lãng mạn nhất thế giới tự nhiên...
Bạn nghĩ chúng đang hôn nhau ư? Không hề, một chút nữa thôi là con bọ ngựa cắn nát đầu con mồi của nó.
... cho đến khi bạn nhận ra con bọ ngựa thực ra đang nhai nát đầu con mồi của nó.
Khi chứng kiến bức ảnh này, hi vọng bạn nhận ra rằng trong tự nhiên, đôi khi chẳng làm gì cũng có thể khiến người ta mất mạng.
Hiện tượng trong hình có tên là brinicle, hay còn có tên khác là "ngón tay tử thần". Đây là một xoáy nước băng giá xảy ra dưới đáy đại dương, với nhiệt độ thấp khủng khiếp đến mức bất kỳ sinh vật nào chạm vào nó cũng bị đóng băng ngay tức thì.
Trong tự nhiên, đôi khi chẳng làm gì cũng có thể khiến người ta mất mạng.
Lớp băng này được hình thành khi nước nóng từ vùng biển ấm di chuyển đến vùng biển lạnh tại Nam Cực. Khi nước biển đóng băng, các tạp chất được đẩy ra ngoài, khiến cho băng giá ở khu vực này rất xốp, khác với nước đá trên cạn.
Thêm nữa, việc đẩy tạp chất ra ngoài khiến vùng nước xung quanh trở nên mặn hơn, tức là nhiệt độ đóng băng thấp hơn và mật độ nước dày hơn.
Mật độ nước dày sẽ giúp nước chìm xuống dưới, đồng thời nhiệt độ đóng băng thấp cho phép chúng tiếp tục duy trì ở trạng thái lỏng dù đang ở nhiệt độ rất thấp. Đó chính là tạo hình của xoáy nước tử thần brinicle.