Khi bị đỏ mặt hãy bóp đùi, khi bị đau chân hãy gào thật to hay khi mắc tiểu thì...
>>> Bộ sưu tập các mẹo vặt hữu ích siêu hay
>>> Khám phá các mẹo nhỏ cực hữu ích trong cuộc sống hàng ngày
Cuộc sống hàng ngày xảy ra rất nhiều câu chuyện khác nhau buộc chúng ta phải ứng phó. Có những tình huống chúng ta dễ dàng giải quyết, nhưng ngược lại, có những vấn đề khiến chúng ta đau đầu và không thể làm chủ tình hình.
Tuyển tập những bí kíp dưới đây sẽ trang bị cho bạn những kiến thức khoa học cần thiết để trở nên “bá đạo” hơn trong cuộc sống.
Hãy xoa các cơ trên khuôn mặt thật nhanh, giữ một lúc rồi thả lỏng. Lặp lại hành động này vài lần và bạn sẽ thấy tốt hơn rất nhiều.
Đây là kỹ thuật được các nhà khoa học gọi là “tense and realease”. Hiểu đơn giản, đó là phương pháp khiến các cơ mệt mỏi tới cực độ rồi thả lỏng chúng. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Chỉ cần tự bóp đùi mình trong vòng 30 giây. Khi đó, cơ thể sẽ chuyển máu từ khuôn mặt xuống vùng đùi giống như khi bạn tập luyện. Điều đó đồng nghĩa bạn sẽ không còn cảm thấy mình đỏ mặt hay xấu hổ nữa.
Viết ra cảm xúc của bản thân. Một nghiên cứu năm 2011 chỉ ra, những học sinh thích làm điều này trước kì thi có điểm số cao hơn các bạn cùng trang lứa.
Hãy nói vào tai phải người đối diện. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, tai phải xử lý thông tin tình cảm nhanh hơn tai trái, vì vậy bạn dễ thành công hơn.
Hãy thả lỏng và ngồi như một giám đốc. Điều này làm tăng lượng hormone tự tin testosterone 20% và giảm hormone căng thẳng cortisol tới 25%.
Hãy gào lên thật to. Các chuyên gia chứng minh rằng, nói tục hay gào thét có thể giảm bớt nỗi đau vật lý.
Hãy cố cười. Theo các nhà khoa học, hành động này đánh lừa não bộ, khiến trung ương thần kinh điều chỉnh cảm giác theo hành động cười. Hệ quả là bạn sẽ thấy hạnh phúc và đỡ buồn hơn.
Hãy nghĩ về… "chuyện ấy". Các nghiên cứu chỉ ra rằng suy nghĩ trên giúp bạn đánh lạc hướng trung ương thần kinh, làm giảm nhu cầu cần giải quyết nỗi buồn trong một thời gian ngắn.
Hãy cố ho một tiếng. Theo chuyên gia Taras Usichenko, ho tạo ra áp lực trong lồng ngực và cột sống, ngăn chặn quá trình truyền tín hiệu đau tới hệ thần kinh cột sống.