10 điều kỳ thú về sông Dương Tử - con sông có đập Tam Hiệp khổng lồ chắn ngang

Ngoài đập Tam Hiệp khổng lồ, sông Dương Tử ở Trung Quốc còn có nhiều thông tin thú vị khác. 

Sông Dương Tử ở Trung Quốc là sông dài nhất ở Châu Á và là sông dài thứ 3 trên thế giới, sau sông Amazon ở Nam Mỹ và sông Nile ở Châu Phi.

Tên Trung Quốc của sông Dương Tử là Trường Giang (nghĩa là sông dài). Tên sông Dương Tử ban đầu được người dân địa phương sử dụng để chỉ vùng hạ lưu của sông.

Tuy nhiên, bởi đây là cái tên đầu tiên mà các thương nhân và các nhà truyền giáo được nghe về dòng sông nên nhanh chóng được sử dụng cho cả dòng sông, theo trang tin sheppardsoftware.com cho hay.

Ở thượng nguồn sông Dương Tử - đoạn sông chảy qua các hẻm núi sâu song song với sông Mekong (có tên gọi ở Trung Quốc là sông Lan Thương) và sông Salween đến vùng đồng bằng ở Tứ Xuyên - người Trung Quốc gọi là sông Kim Sa (sông Cát Vàng).

Sông Dương Tử có chiều dài khoảng 6.380km, chảy ra biển Hoa Đông. Sông Dương Tử và sông Hoài, đều được xem là điểm phân chia giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc.


Sông Dương Tử có chiều dài khoảng 6.380km, chảy ra biển Hoa Đông.

Từ tháng 6/2003, đập Tam Hiệp chính thức chặn dòng sông Dương Tử. Hiện đập Tam Hiệp đã trở thành một trong những dự án thủy điện và kiểm soát lũ lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước Tam Hiệp góp phần giải phóng người dân sống dọc theo dòng sông khỏi lũ lụt đã liên tục đe dọa trước đây, cung cấp điện, giao thông đường thủy nhưng cũng đồng thời gây ngập lụt vĩnh viễn cho nhiều làng mạc và tác động tới hệ sinh thái địa phương.

Trang tin collacutt-travel.com đã điểm lại 10 thông tin thú vị về sông Dương Tử:

  • 1. Lưu vực sông Dương Tử bao phủ khoảng 20% diện tích đất đai rộng lớn của Trung Quốc.
  • 2. Sông Dương Tử là con sông nhộn nhịp nhất thế giới với tàu du lịch, phà, sà lan vận tải chạy dọc sông.
  • 3. Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử là đập thủy điện lớn nhất thế giới.
  • 4. Sông Dương Tử và các nhánh sông có hơn 50 cây cầu, tất cả đều được xây dựng sau năm 1955. Trước đó, người ta thường qua sông bằng phà.
  • 5. Sông Dương Tử có hơn 700 trăm nhánh, mỗi nhánh tạo thành một khía cạnh quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc.
  • 6. Do ô nhiễm nguồn nước sông Dương Tử, nhiều loài động vật bản địa đặc trưng của sông như cá sấu Dương Tử, cá heo sông Dương Tử và cá tầm thìa sông Dương Tử đang bị đe dọa.
  • 7. Các hoạt động trên lưu vực sông Dương Tử có thể đã bắt nguồn từ 27.000 năm trước.
  • 8. Các ghi chép lịch sử cho thấy, vào năm 1342 và năm 1954, nước sông Dương Tử khô cạn ở tỉnh Giang Tô. Sông khô cạn tới mức có thể nhìn thấy lòng sông.
  • 9. Lũ lụt ở sông Dương Tử cướp đi nhiều sinh mạng hơn bất kỳ thảm họa liên quan tới nước nào từng được ghi nhận. Lũ lụt dọc theo sông Dương Tử đã từng là một vấn đề lớn, với lần lũ lụt gần đây nhất là năm 1998. Trước đó, trận lụt thảm khốc ở sông Dương Tử năm 1954 từng cướp đi khoảng 30.000 sinh mạng. Những trận lụt nghiêm trọng khác ở sông Dương Tử là lũ lụt năm 1911 cướp đi khoảng 100.000 sinh mạng, lũ lụt năm 1931 khiến 145.000 người chết và trận lụt năm 1935 khiến 142.000 người chết.
  • 10. Sông Dương Tử là khởi nguồn của nhiều thành phố hơn bất kỳ con sông nào khác trên thế giới. Sông di chuyển qua các khu vực khác nhau của Trung Quốc, trong đó có Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Giang Tô và Thượng Hải.

Nước lũ ở đập Tam Hiệp vượt cảnh báo 12m, ông Tập triệu tập họp khẩn

Kỹ thuật 2.000 năm giúp đập Tam Hiệp dễ dàng nâng tàu 3.000 tấn

Nước dâng cao kỷ lục từ khi xây đập Tam Hiệp: Hồng thủy Trường Giang số 2 khủng khiếp thế nào?

Cập nhật: 22/07/2020 Theo Lao Động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video