Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Mỗi người trong chúng ta là những cá thể riêng biệt và không ai giống ai. Tuy nhiên, chắc hẳn trong cuộc sống bạn đã từng gặp những người có khả năng "thao túng" người khác chỉ bằng một vài câu nói hay hành động.

Tại sao họ luôn biết cách để lãnh đạo, làm thủ lĩnh trong công việc, học tập hay đơn giản ngay trong chính cuộc sống hàng ngày? Đặc biệt, tại sao đôi khi bạn còn cảm giác họ như có phép thuật thôi miên và tẩy não những người xung quanh?

Để thử lý giải, bạn thậm chí đã thử bắt chước lời nói, hành động của họ nhưng không bao giờ làm được điều tương tự. Vậy đâu là những bí kíp thực sự đằng sau khả năng đặc biệt và kì diệu ấy?

Thao túng tâm lý là gì?

Thao túng tâm lý là một hành động cố ý của một người hoặc một nhóm người để kiểm soát, chi phối cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành động của người khác. Thao túng tâm lý có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, từ việc đe dọa, lừa đảo, lôi kéo, đến việc xúc phạm, công kích và chỉ trích. Thao túng tâm lý có thể gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực cho bản thân và người khác, đặc biệt là trong các mối quan hệ xã hội và tình cảm.

Từ hiệu ứng “sự tiến bộ”…

Bí kíp "thao túng tâm lý" người khác được xuất phát từ một lý thuyết trong tâm lý học có tên: hiệu ứng sự tiến bộ. Phần lớn trong chúng ta đều đã từng trải qua hiệu ứng này ít nhất vài lần trong cuộc sống.


Nắm vững hiệu ứng sự tiến bộ bạn hoàn toàn có thể biến nó thành thế mạnh của mình

Hiểu một cách đơn giản, trong quá trình thực hiện các mục đích, chúng ta thường đặt ra các mục tiêu nhỏ khác nhau. Mỗi lần hoàn thành mục tiêu nhỏ, con người thường cảm thấy phấn khích và hứng thú, cố gắng hơn trong việc đạt được mục đích lớn. Đó chính là hiệu ứng sự tiến bộ.

Nắm vững được hiệu ứng này, bạn hoàn toàn có thể biến nó thành thế mạnh của mình. Nếu bạn muốn người khác làm một việc mà ban đầu chính họ cũng không thích, hãy vận dụng tuyệt chiêu này để “dụ dỗ” họ hoàn thành công việc một cách tự nguyện.

…tới các bước của tuyệt chiêu "thao túng não bộ"

Bước đầu tiên trong bí kíp này chính là vận dụng triết lý “cây gậy và củ cà rốt”. Nói cách khác, hãy cho người mà bạn muốn tẩy não “củ cà rốt” - những phần thưởng hay quà tặng.

Ví dụ điển hình chính là cách các nhà kinh doanh “tẩy não” khách hàng của họ bằng các thẻ khuyến mãi, phiếu tích điểm… Chúng kích thích khách hàng quan tâm hơn tới sản phẩm, dù có mua hay không.

Trong công việc, sau khi hiến tặng “củ cà rốt”, chính bạn hãy là người bắt đầu công việc mà bạn muốn người khác thực hiện.


Sự kết hợp của "cây gậy và củ cà rốt" là chìa khóa "tẩy não" người khác

Chỉ cần rủ đối tượng của bạn làm cùng, làm với họ phần đầu tiên của công việc ấy rồi bỏ dở. Theo các chuyên gia tâm lý, sự dở dang trong công việc cũng giống như “cây gậy” hình thành trong suy nghĩ, luôn một mực thúc giục đối tượng hoàn thành nốt.

Ngoài ra, người ta gọi phản ứng này là hiệu ứng Zeigarnik, ám chỉ rằng con người thường sẽ nhớ tốt nhiệm vụ chưa làm được hơn việc đã hoàn thành.

Điều này cũng giống như việc các nhà hàng thường đưa ra phiếu tích điểm chia làm nhiều lần cho thực khách. Tuyệt chiêu trên khiến khách hàng luôn có một suy nghĩ là đi ăn thêm tại nhà hàng này để có thể đổi được phiếu tích điểm thành bữa ăn miễn phí.

Bước thứ hai để điều khiển tâm trí, hãy chia nhỏ và cho đối tượng thêm nhiều phần thưởng miễn phí. Theo các nhà tâm lý học, vấn đề quan trọng nhất khi tìm cách “thôi miên” người khác chính là sự kiên nhẫn trong một quá trình dài.

Trong suốt quá trình ấy, bạn cần liên tục cung cấp động lực cho đối tượng mình “tẩy não”.


Để điều khiển tâm trí, hãy chia nhỏ nhiều phần thưởng miễn phí

Minh chứng là kết quả một thí nghiệm được tiến hành đối với các thực khách thích đi ăn tiệm. Theo đó, một nhà hàng cho phát hành hai loại thẻ tích điểm: một loại yêu cầu tích 12 lần và khuyến mãi trước 2 lần, một loại yêu cầu tích 15 lần và khuyến mãi trước 5 lần.

Thật đáng ngạc nhiên, phần lớn thực khách đều lựa chọn loại thẻ thứ hai, dù số lượng bữa ăn họ cần tích đều là 10 lần. Đó là minh chứng cho sự hấp dẫn của những “củ cà rốt” miễn phí, dù thực sự chúng không có quá nhiều giá trị.


Những chiến dịch sale là minh chứng điển hình cho việc áp dụng bí kíp điều khiển người khác

Bước thứ ba cần được áp dụng khi xuất hiện trở ngại trong công việc. Nếu không cẩn thận, đối tượng bị thôi miên sẽ chán nản và từ bỏ, đó là lúc bạn thất bại.

Tuy nhiên, hãy liên tục cho họ thấy kết quả cuối cùng của công việc rất gần, chỉ cần vượt qua được trở ngại là sẽ thành công ngay lập tức.

Sự lặp đi lặp lại hình ảnh phần thưởng cuối cùng sẽ in hằn lên vỏ não, biến khó khăn trong công việc thành động lực giúp đối tượng tiếp tục bị bạn “dắt mũi”.


Hãy luôn gieo vào đầu đối tượng của bạn những hình ảnh thật đẹp, thật hạnh phúc khi hoàn thành mục tiêu!

Bước thứ tư cũng là bước cuối cùng để bạn làm chủ hoàn toàn tâm trí người khác. Dù công việc khó khăn tới đâu, hãy luôn gán cho mỗi lý do một vẻ đẹp mĩ miều, bay bổng.

Triết lý này được các doanh nhân áp dụng rất triệt để, nhất là trong việc triển khai các chương trình khuyến mãi. Thay vì quảng cáo nếu mua nhiều hàng bạn sẽ được miễn phí một sản phẩm, bạn nên khiến người mua có cảm giác đó là "một sự tri ân của chúng tôi tới các bạn".

Ít ai biết rằng, chính những câu từ ấy sẽ khiến đối tượng mua chủ quan và dễ bị “tẩy não” hơn.

Điều cuối cùng cần nhớ, hãy sử dụng bí kíp trên cho những mục đích đúng đắn nhé!

Cách để không bị thao túng tâm lý

Sau khi nhận biết được dấu hiệu của thao túng tâm lý, bạn cần phải tìm cách để giữ cho bản thân không bị thao túng. Dưới đây là 5 cách để không bị thao túng tâm lý:

Nhận biết và để ý xem cảm xúc của bạn như thế nào?

Để giữ cho bản thân không bị thao túng tâm lý, bạn cần phải nhận biết và để ý đến cảm xúc của mình. Khi bạn nhận ra rằng mình đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi trong một tình huống nào đó, hãy dừng lại và xem xét lại tình huống đó. Hãy tự hỏi bản thân: "Tôi đang cảm thấy như vậy là do ai? Tại sao tôi lại cảm thấy như vậy?"

Lắng nghe

Một trong những cách hiệu quả nhất để tránh bị thao túng tâm lý là lắng nghe. Hãy lắng nghe những gì người khác đang nói và cố gắng hiểu quan điểm của họ. Trong khi đó, hãy giữ cho mình luôn bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình.

Đặt ranh giới rõ ràng

Việc thiết lập ranh giới rõ ràng là một trong những cách hiệu quả nhất để giữ cho bản thân không bị thao túng tâm lý. Hãy xác định rõ ràng những giới hạn của mình và không cho phép người khác vượt qua ranh giới này.

Nêu rõ lập trường của bạn

Khi tham gia vào một cuộc tranh luận hoặc thảo luận, hãy nêu rõ lập trường của mình một cách rõ ràng và dứt khoát. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các chiêu trò thao túng tâm lý của người khác và giữ cho bản thân luôn tự tin trong quá trình trao đổi ý kiến.

Tôn trọng và yêu thương bản thân

Cuối cùng, để giữ cho bản thân không bị thao túng tâm lý, bạn cần phải tôn trọng và yêu thương bản thân. Hãy nhớ rằng bạn là một người có giá trị và xứng đáng được tôn trọng. Nếu bạn không tự yêu thương và tôn trọng mình, thì người khác sẽ dễ dàng thao túng và chi phối bạn.

*Bài viết dựa trên quan điểm của Esther Inglis-Arkell đăng trên trang Io9.com.

Cập nhật: 01/10/2024 Theo Mask/AIA
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video