Sầu riêng được coi là vua các loại trái cây ở Malaysia, còn măng cụt mệnh danh là nữ hoàng hoa quả và có khả năng giải nhiệt.
Malaysia là một quốc gia đa văn hoá, có nền tảng từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài người Malay, Malaysia còn có lượng lớn dân tộc khác nhau (đặc biệt trên đảo Borneo) với ngôn ngữ riêng. Nhờ đó, Malaysia là tập hợp của sự đa dạng trong ngôn ngữ, ẩm thực và các nền văn hoá. (Ảnh: Rainstorm).
Vì có nhiều ngôn ngữ khác nhau nên ngoài tiếng Malay, tiếng Anh còn được sử dụng như ngôn ngữ chính thức tại quốc gia này. (Ảnh: Malaysia Magazine).
Malaysia cũng là trung tâm của ẩm thực đường phố với các món ăn mang hương vị từ Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Singapore. Tuy nhiên, lựa chọn nhà hàng cho các bữa ăn không phải một ý hay do chất lượng không đồng đều và dịch vụ còn khá kém. (Ảnh: Intrepid travel).
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều công viên, khu bảo tồn và một lượng lớn loài động vật hoang dã tại Malaysia. Đây cũng là quê hương của loài hoa lớn nhất thế giới có mùi xác chết với tên gọi Rafflesia. Ước tính Malaysia sở hữu 14.500 loài thực vật, 200 loài động vật có vú, 600 loài chim, 140 loài rắn và hơn 200 loài thằn lằn. (Ảnh: Richard Seaman).
Malaysia là quốc gia Hồi giáo với 62% dân số theo đạo Hồi, tiếp theo là đạo Phật và thứ 3 là đạo Thiên Chúa. Vì thế, du khách nên tránh thể hiện tình cảm nơi công cộng hay mặc các bộ quần áo hở vai. Nhiều nơi thậm chí còn để biển “cấm hôn nhau”. (Ảnh: Digital Nomads).
Nếu bạn thích mua sắm, Malaysia là một lựa chọn tuyệt vời với vô số mặt hàng có giá cả phải chăng, thậm chí rẻ hơn mọi nơi trên thế giới. (Ảnh: Digital Nomads).
Đừng ngạc nhiên nếu bạn đến nhà hàng steak nhưng lại chỉ được phục vụ thìa và dĩa. Người Malaysia thường ăn bằng tay (giống Ấn Độ) và đó là lý do họ không chuẩn bị dao cho thực khách. (Ảnh: Time Out).
Sầu riêng được mệnh danh là “Vua của các loại trái cây” ở Malaysia với vị thơm ngon hơn hẳn các nước khác. Tuy nhiên do khá “nặng mùi” nên nó thường bị cấm tại các khách sạn lớn. Ngoài ra, Malaysia còn sở hữu sầu riêng ruột đỏ đặc trưng hiếm thấy (Udang Merah). (Ảnh: Year of the durian).
Bên cạnh sầu riêng khá kén người ăn, măng cụt lại được đa số khách nước ngoài yêu thích với danh hiệu “Nữ hoàng trái cây” ở Malaysia. Nhiều người cho rằng việc ăn quá nhiều sầu riêng sẽ bị nóng, do đó măng cụt là lựa chọn tuyệt vời nhờ khả năng giảm nhiệt bên trong, giúp cơ thể sảng khoái và dễ chịu hơn. (Ảnh: Marc Andersion).
Một biển hiệu ở Malaysia có thể dùng tới 4 thứ tiếng. Người dân địa phương thậm chí còn sử dụng những câu giao tiếp với sự pha trộn từ vựng của nhiều ngôn ngữ khác nhau. (Ảnh: Wiki).
Quốc ca. Tại thời điểm độc lập, đất nước Malaysia vẫn chưa có quốc ca! Do đó Tunku Abdul Rahman – người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ – tổ chức một cuộc thi trên phạm vi rộng để tìm cho Malaysia một quốc ca phù hợp. Họ đã nhận được 512 bài hát, nhưng không có một bài nào được chọn! Cuối cùng, Tunku chọn sử dụng bài ca của bang Perak có tên “Allah Lanjutkan USIA Sultan” làm quốc ca. Sau đó, cùng với một vị thẩm phán, Tunku viết lời mới cho bài hát này và đổi tên nó thành “Negaraku” như quốc ca chính thức của Malaysia hiện nay.
Tên cổ xưa nhất của Malaysia. Trước khi có tên Malaysia như hiện nay, nhà địa chất người Hy Lạp – La Mã Ptolemy đặt cho đất nước đáng yêu này cái tên Aurea Chersonesus nghĩa là “bán đảo vàng”. Tên gọi này được tìm thấy trong cuốn sách của Ptolemy Geographia, viết khoảng năm 150 sau công nguyên.
Vương quốc Hồi giáo Kedah là vương quốc sớm nhất trên bán đảo Mã Lai và được cho là một trong những vương quốc Hồi giáo lâu đời nhất trên thế giới.
Hang động ngầm lớn nhất thế giới nằm ở Sarawak. Sarawak Chamber trong Công viên Quốc gia Gunung Mulu là hang động lớn nhất thế giới. Có thể hình dung độ lớn của hang động này như sau: một phần nhỏ của hang động này cũng có thể chứa 40 chiếc máy bay Boeing 747!
Tổng chiều dài đường cao tốc của Malaysia dài hơn chu vi của Trái đất. Thực tế là Malaysia có 65,877km đường cao tốc, trong khi đó, chu vi của Trái đất chỉ là 40,075km. Vì thế, đừng thắc mắc tại sao người Malaysia phải đóng phí cầu đường ở khắp nơi nhé.
Con rắn hổ mang chúa dài nhất thế giới đã từng bị bắt tại Malaysia. Con rắn hổ mang chúa dài nhất thế giới đã bị bắt tại Port Dickson, Malaysia vào tháng 4 năm 1937 với chiều dài đáng kinh ngạc: 5.54 mét. Nhưng điều đáng kinh ngạc hơn nữa là khi được chuyển đến vườn thú London, nó lớn thêm và dài tới 5.71 mét!
Người Malaysia có số lượng bạn bè trên facebook nhiều nhất thế giới! Malaysia là đất nước mà người dân thân thiện nhất thế giới, ít nhất là… trên facebook! Theo một cuộc khảo sát năm 2010 được thực hiện bởi công ty quốc tế TNS, một người dùng facebook tại Malaysia có trung bình 231 bạn bè – cao nhất thế giới – tiếp sau đó là Brazil với 321 bạn và Na Uy với 217 bạn.
Người dân tại Malaysia chẳng lo lắng quá nhiều về vấn đề thời tiết, đặc biệt là mưa.
Những khi cơn bão lớn đổ bộ và chúng ta đều gọi đó chính là “cơn bão”, thế nhưng người Malaysia chỉ gọi là mưa mà thôi. Khi trời mưa bão và có cảm giác như hàng ngàn viên đạn đang rơi lộp bộp trên mái hiên nhà, cùng với tiếng gió hú, sấm sét và tia sét như muốn bổ đôi bầu trời ra làm hai thì người Malaysia vẫn sẽ bình chân như vại, xem như không có chuyện gì xảy ra, vẫn sẽ việc ai người nấy làm, thậm chí họ còn thảnh thơi đi thư giãn tại những trung tâm thương mại nữa kìa. Thế nên, nếu đến Malaysia mà trời bất chợt đổ mưa, vậy thì bạn đừng quá ngạc nhiên với thái độ người dân tại đây nhé.
Không được mang giày dép vào nhà nếu bạn đến thăm ai tại Malaysia: Nếu bạn mang giày vào nhà người khác, vậy thì có gì khác biệt giữa nhà họ và đường đi, phải không? Tại Malaysia, việc bạn mang hẳn giày vào nhà một ai đó được xem là thô lỗ, sẽ khiến họ khó chịu và thậm chí là sẽ gây bẩn ra sàn. Đâu ai muốn nhà mình bị bẩn đâu đúng không? Thế nên, nếu đến thăm nhà ai tại Malaysia, tuyệt đối đừng mang giày dép vào nhà họ nhé.
PDA (thể hiện tình cảm nơi công cộng) thường không được khuyến khích nếu bạn đến Malaysia: Nếu bạn muốn thân mật hơn với người bạn của mình, vậy thì tốt nhất nên thực hiện nó ở trong căn phòng riêng của hai bạn mà thôi. Công khai thực hiện những hành động thể hiện tình cảm nơi công cộng, ví dụ như hôn, nắm tay, có thể sẽ khiến bạn gặp rắc rối với cảnh sát nếu đến với một quốc gia mà hầu hết người dân đều theo đạo Hồi như Malaysia. Một cái nắm tay hoặc cái hôn phớt còn có thể chấp nhận được, thế nhưng những nụ hôn sâu như hôn kiểu Pháp ư? Nếu thế thì hãy mong bản thân đủ may mắn để không bị truy tố nhé. Rõ ràng khi đến với bất kì vùng đất hay quốc gia nào, chúng ta đều nên tôn trọng những giá trị văn hoá của riêng vùng hay quốc gia ấy. Người ta thường có câu “nhập gia tuỳ tục”, thế nên việc bạn tuân theo những quy tắc về ứng xử, văn hoá của nơi bạn đến là một điều cần thiết.