101 điều thú vị về trái đất (Kỳ 4)

Có bao nhiêu khoáng chất tồn tại trên trái đất được biết tới? Mỗi giây trên toàn cầu có bao nhiêu lần sét đánh? Mặt trăng và trái đất sinh ra riêng rẽ?...Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong phần 4 của 101 điều thú vị về trái đất.

Khám phá 101 điều thú vị bất ngờ về Trái đất

61. Sa mạc lớn nhất thế giới?

Sa mạc Sahara ở bắc Phi rộng gấp 23 lần sa mạc Mojave ở phía nam California, Mỹ, với diện tích hơn 9.000.000 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc.


Sa mạc Sahara được chụp từ ngoài vũ trụ. (Ảnh: NASA)

62. Hành tinh nào có nhiều mặt trăng hơn, trái đất hay sao Hoả?

Sao Hoả có 2 vệ tinh xoay quanh là Phobos và Deimos. Trái đất chỉ có một vệ tinh tự nhiên là mặt trăng. Những hành tinh ở vòng ngoài thường có nhiều mặt trăng, hầu hết mới được tìm thấy gần đây và có thể dẫn tới trường hợp các nhà khoa học cần phải định nghĩa lại thế nào là mặt trăng.


Sao Hoả có 2 vệ tinh xoay quanh là Phobos và Deimos. (Ảnh: garm.nu)

63. Hồ sâu nhất thế giới?

Hồ Baikal ở miền trung nam Siberia có độ sâu 1,7km. Hồ có niên đại 20 triệu năm và chứa 20% lượng nước ngọt trên trái đất. 

Trữ lượng nước ngọt của hồ Baikal, theo tính toán đủ dùng trong 5 năm cho nhu cầu về nước ngọt của toàn nhân loại. Các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được làm sáng tỏ.


Hồ Baikal. (Ảnh: baikal-maria)

64. Nguồn gốc từ "volcano" (núi lửa)?

Nó bắt nguồn từ "Vulcan" - vị thần lửa của La Mã.


Thần Vulcan và các vị thần khác. (Ảnh: eb.uvic)

65. Có bao nhiêu khoáng chất tồn tại trên trái đất được biết tới?

Có hơn 5.300 loại khoáng vật được biết đến; hơn 5.070 trong số này đã được sự chấp thuận của Hiệp hội Khoáng vật học quốc tế(IMA), trong đó chỉ khoảng 200 là có tầm quan trọng lớn. Chừng 50-100 khoáng chất mới được miêu tả mỗi năm.


Khoáng chất .(Ảnh: sos.mo)

66. Lượng nước dự trữ trên toàn cầu?

Tổng lượng nước dự trữ trên toàn cầu là 326 triệu dặm khối.

67. Đảo lớn nhất thế giới?

Đảo Greenland bao phủ diện tích 2.176.000 km2. Lục địa được định nghĩa là những khối đất lớn được tạo nên từ đá có mật độ thấp, trôi nổi trên vật liệu tan chảy bên dưới. Greenland khớp với miêu tả này nhưng nó chỉ bằng 1/3 Australia. Một số nhà khoa học gọi Greenland là hòn đảo, một số lại gọi là lục địa.


(Ảnh: alanarnette)

68. Nơi nào trên trái đất có nhiều núi lửa nhất?

Đặc điểm địa hình nổi bật nhất trên trái đất là dãy núi lửa khổng lồ ở dưới biển - dãy núi dài hơn 48.000 km và cao trung bình 5,5 km trên đáy biển. Nó được gọi là dãy ngăn cách đại dương, nơi các mảnh thạch quyển bị phân tách khi hoạt động núi lửa diễn ra. Có nhiều núi lửa ở khu vực này hơn là trên mặt đất.


Núi lửa hoạt động dưới biển. (Ảnh: volcanovillage)

69. Vụ phun trào núi lửa nào tiêu diệt nhiều người nhất?

Đợt phun trào của núi Tambora ở Indonesia vào năm 1815 đã giết chết 90.000 người. Hầu hết chết vì đói sau vụ phun trào bởi mùa màng bị phá huỷ, nước bị ô nhiễm và bệnh tật.


Dựng lại cảnh núi lửa Tambora phun trào năm 1815. (Ảnh: pbs.org)

70. Mặt trăng và trái đất sinh ra riêng rẽ?

Không hẳn là như vậy. Một giả thuyết cho rằng mặt trăng được hình thành từ một phần của trái đất, không lâu sau khi hành tinh của chúng ta ra đời. Một thiên thể có cỡ sao Hoả đã đâm sầm vào hành tinh của chúng ta và vỡ tan. Những mảnh vụn bay theo quỹ đạo quanh trái đất, phần lớn tích tụ lại tạo nên mặt trăng, trong khi đó trái đất hầu như không suy chuyển.


Trái đất và Mặt trăng. (Ảnh: users)

71. Mỗi giây trên toàn cầu có bao nhiêu lần sét đánh?

Trung bình khoảng 100. Tuy vậy đó chỉ là những lần sét đánh xuống mặt đất. Mỗi phút, có hơn một nghìn trận sấm chớp nổ ra khắp trái đất, tạo ra khoảng 6.000 tia chớp. Rất nhiều trong số đó đi từ đám mây này sang đám mây khác.


(Ảnh: epod)

72. Tất cả các con sông đều sống?

Tất nhiên là không phải theo nghĩa đen. Nhưng cũng như mọi sinh vật sống khác, các con sông đều có quãng đời của nó. Chúng sinh ra, lớn lên và già đi. Chúng có thể chết trong khoảng thời gian địa chất.


(Ảnh: jimwegryn)

73. Các thiên thạch có thể tạo nên hòn đảo?

Hàng thập kỷ nay người ta đã phỏng đoán rằng những vụ va chạm thiên thạch từ xa xưa đã tạo nên các điểm nóng nơi xảy ra hoạt động núi lửa, và đẩy các hòn núi lên khỏi mặt biển nơi trước đây nó chưa từng xuất hiện. Chưa có một câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này, nhưng một mô hình máy tính mới cho rằng Hawaii đã được hình thành theo cách này.


Thiên Thạch Hoba rơi xuống ở Namibia nặng 66 tấn. (Ảnh: astrosurf)

74. Bang Louisiana đang phình ra hay chìm đi?

Louisiana mất khoảng 78 km2 đất đai mỗi năm do sụt lở đất ven biển, do giông bão và các nguyên nhân khác từ con người, khiến nó đang chìm dần. Phần lớn New Orleans thực sự chìm 3,4 m dưới mực nước biển.


Bản đồ Bang Louisiana. (Ảnh: hort.purdue)

75. Mực nước biển sẽ tăng bao nhiêu nếu băng Nam cực tan?

Băng Nam cực chiếm gần 90% băng toàn thế giới và 70% nước ngọt toàn cầu. Nếu toàn bộ băng Nam cực tan, mức nước biển sẽ tăng khoảng 67m, tương đương với toà nhà 20 tầng. Các nhà khoa học biết rằng đang có một dòng tan chảy bên dưới. Tổ chức Liên Hợp Quốc ước tính theo kịch bản tồi tệ nhất thì mực nước biển sẽ tăng lên 1m vào năm 2100.


(Ảnh: marz-kreations)

76. Băng có phải là khoáng chất?

Đúng, băng là một loại khoáng chất và được miêu tả trong hệ thống khoáng chất của Dana.


(Ảnh: severinghaus)

77. Khoáng chất nào mềm nhất?

Talc là khoáng chất mềm nhất, là một khoáng vật magie hydrat silicat có công thức hóa học là H2Mg3(SiO3)4 hay Mg3Si4O10(OH)2. Talc được sử dụng rộng rãi ở dạng bở rời gọi là bột tan, nó thường được dùng để làm bột talcum.


(Ảnh: musee)

78. Khoáng chất nào cứng nhất?

Loại mà trở nên vô nghĩa về mặt tình cảm sau khi ly hôn nhưng vẫn giữ được giá trị về mặt tiền bạc (kim cương).


(Ảnh: pbs.org)

79. Có bao nhiêu màu trong pháo hoa?

Các thành phần hoá chất trong trái đất đã tạo nên màu sắc. Stronti tạo ra màu đỏ, đồng tạo ra màu xanh dương, natri tạo ra màu vàng, mạt sắt và bột than tạo ra màu ánh vàng. Tiếng nổ lớn và tia sáng được tạo ra từ bột nhôm.


(Ảnh: jenningsosbornefamily)

80. Trái đất có khí hậu tồi tệ nhất trong hệ mặt trời?

Vẫn có nhiều hiện tượng khí hậu hoang tàn hơn ở nơi khác. Sao Hoả có thể hứng chịu những trận cuồng phong lớn gấp 4 lần trên trái đất. Bão bụi trên hành tinh đỏ có thể nhấn chìm toàn bộ quả cầu. Sao Thổ từng có một trận bão gió bao phủ diện tích lớn gấp đôi hành tinh chúng ta và kéo dài ít nhất 3 thế kỷ. Sao Kim là một địa ngục sống. Sao Diêm vương thường xuyên băng giá hơn nơi lạnh lẽo nhất trên trái đất.


Trạm nghiên cứu địa chất và khí hậu của NASA trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA)

(Những câu trả lời trên do SPACE.com phối hợp với Tổ chức khảo sát địa chất Mỹ (USGS), cùng Hiệp hội khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ, cung cấp).

Theo Cục bảo vệ môi trường
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video