200 năm sau, động vật có vú trên cạn lớn nhất có thể là bò

Mới đây, một cuộc nghiên cứu đã phát hiện sự thật đáng báo động: trong lúc con người sinh sôi và lan tỏa khắp ngóc ngách của địa cầu, các loài động vật lớn nhanh chóng bị tuyệt chủng tại nơi họ có mặt. Những loài động vật khổng lồ như voi ma mút lông xoắn, con lười (kích cỡ tương đương voi), vô số động vật họ mèo răng kiếm từng tung hoành trên bề mặt trái đất cách đây từ 2,6 triệu đến 12.000 năm.

“Các giống loài đã biến mất thường to gấp hai đến ba lần những loài động vật có vú sống sót đến ngày nay, và xu hướng này diễn ra khắp toàn cầu”, theo Reuters dẫn lời tác giả báo cáo là Giáo sư Felisa Smith của Đại học New Mexico (Mỹ). Vì lý do đó, đa số động vật có vú thời nay đều nhỏ hơn hẳn so với kích thước điển hình của cộng đồng động vật cách đây hàng ngàn năm.


Người cổ đại đã có thể săn voi ma mút lấy thịt và da lông. (ẢNH: 76 OCEAN/SCIENCE).

“Một khuôn mẫu đang tái diễn trong nhiều ngàn năm qua là con người di dân đến đâu thì kéo theo tình trạng tuyệt chủng ở động vật đến đó”, theo Giáo sư Smith. Con người chuộng săn bắn những động vật lớn để lấy thịt, trong khi những loài nhỏ hơn như gặm nhấm lại chạy thoát, theo kết quả thu được từ cuộc nghiên cứu phân tích xu hướng trong suốt 125.000 năm. Chẳng hạn, tại Bắc Mỹ, trọng lượng trung bình của động vật có vú trên cạn đã giảm từ 95kg xuống còn 7,6kg sau khi con người đặt chân đến châu lục này.

Nếu xu hướng như vậy vẫn tiếp diễn thì “bò nhiều khả năng trở thành loài động vật có vú lớn nhất trên mặt đất trong vòng hai trăm năm nữa”, theo báo cáo đăng trên chuyên san Science.

Điều đó có nghĩa là voi, hươu cao cổ, hà mã sẽ biến mất. Vào tháng 3/2018, con đực cuối cùng của loài tê giác trắng phía bắc trên thế giới đã thiệt mạng tại Kenya.

Trong một diễn biến mới, voi châu Á đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng sau khi Tổ chức Bảo vệ môi trường Elephant Family, trụ sở tại Anh, cảnh báo về xu hướng chuộng hàng hóa làm bằng da voi. Giết voi lấy da càng đẩy nhanh nguy cơ châu Á sạch bóng voi, vì giờ đây không chỉ voi trưởng thành mới bị giết để lấy ngà mà bất cứ cá thể nào cũng có thể bị săn trộm để lấy da, từ voi đực, voi cái đến voi con.

Theo thống kê của Elephant Family, hiện voi hoang dã tại Myanmar chỉ còn 2.000 con. Số lượng voi bị săn trộm tăng mạnh từ 26 con vào năm 2013 lên ít nhất 61 con trong năm 2016, và nhiều xác voi bị quẳng đi trong tình trạng mất sạch da, theo Reuters.

Nói tóm lại, Giáo sư Smith vẽ ra một viễn cảnh hết sức ảm đạm. Kích thước cơ thể của động vật có vú trên toàn cầu sẽ quay lại tình trạng như cách đây 40 triệu năm. Không ai khác, chính con người gây ra sự tuyệt chủng nguy hiểm và hàng loạt, và sự tác động này hoàn toàn không phải là diễn biến bình thường trong quá trình tiến hóa của sinh vật trên địa cầu.

Cập nhật: 26/04/2018 Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video