200 năm trước, nước đá từng là… xa xỉ phẩm của đại gia Ấn Độ

Vào thế kỉ 19, nước đá từng chỉ dành cho nhà "có điều kiện" thôi đấy!

Muốn có nước đá? Điều này quá dễ dàng! Chỉ cần mở tủ lạnh hoặc bỏ ra một số tiền rất nhỏ là ta đã có một túi đá để dùng.

Nhưng nếu quay ngược thời gian về thế kỉ 19, bạn có biết rằng viên đá nhỏ xinh trong tay bạn từng là cơn sốt trên thị trường Ấn Độ, đến độ cả một ngành "công nghiệp nước đá" từng tồn tại và phát triển mạnh mẽ không?

Ý tưởng chưa từng có về một doanh nghiệp bán nước đá

Vào năm 1805, Frederic Tudor, chàng trai người Mỹ chỉ mới 22 tuổi, trong một lần đi du lịch đã nảy ra ý tưởng kinh doanh đầy táo bạo: nước đá. Tudor nhận ra rằng người dân tại nhiều thành phố ở các nước có khí hậu nóng - như Ấn Độ - chưa bao giờ nhìn thấy, chứ đừng nói là sử dụng nước đá.


Frederic Tudor - người tiên phong với ngành kinh doanh nước đá.

Vì vậy, Tudor thuê một số công nhân và thực hiện chuyến hàng đầu tiên trên một chiếc thuyền. Mọi người đều chế nhạo ý tưởng này và nghĩ rằng anh đã mất trí, đơn giản là bởi anh ta đang thiết lập một ngành kinh doanh chưa từng có trong lịch sử.

Khó khăn và câu chuyện "dám nghĩ dám làm"

Mọi chuyện cũng không quá suôn sẻ cho vị doanh nhân trẻ. Trong chuyến đi đầu tiên, dù đã chuyển được nước đá đến nơi nhưng nó lại bị tan chảy ngay sau khi cập bến, bởi vì không được bảo quản đúng cách.

Không chỉ vậy, Tudor nhận thấy rằng những người ở những nơi ấm áp có thói quen từ hàng trăm năm là chỉ ăn uống đồ ấm nóng. Vậy nên, ông bắt đầu bằng cách tập trung vào thị trường là các quán bar, bởi ông nghĩ rằng những người uống rượu whisky sẽ dễ dàng trở thành khách hàng của mình.

Rất khó để thuyết phục họ, vì vậy ông đã áp dụng mẹo nhỏ: miễn phí những lần thử đầu tiên. Và cũng nhờ thế, ông đã áp được hẳn một thói quen mới cho những nền văn hóa đã kéo dài đến hàng trăm năm.

Tuy nhiên, sự nghiệp bán nước đá của Tudor chỉ thực sự sang trang khi anh bắt đầu mở rộng việc kinh doanh sang Ấn Độ. Món hàng này nhanh chóng được đón nhận nồng nhiệt. Người Anh ở Ấn cực kì đón nhận sản phẩm này, vì nó giúp họ chống chọi trước sức nóng như thiêu như đốt ở Calcutta và Bombay.


Nước đá trở thành một món hàng cực "hot" lúc bấy giờ, mà không phải ai cũng mua được.

Ngoài ra, người ta cũng nhận ra rằng bảo quản trái cây và rau quả trong đá lạnh khiến chúng tươi lâu hơn rất nhiều. Và nước đá bỗng nhiên trở thành một món hàng cực "hot" lúc bấy giờ, mà không phải ai cũng mua được.

Mức giá của nó hiển nhiên là không hề dễ chịu, trung bình mỗi kg nước đá có giá khoảng 1,6 bảng theo giá trị năm 2010 (khoảng 50.000 đồng). Bạn đừng nghĩ nó rẻ, bởi lẽ 1kg đá chỉ được tạo ra từ 1 lít nước thôi - nghĩa là cực kỳ ít. Đó là mức giá mà chỉ những nhà có điều kiện mới dám chi ra thôi.

Nhưng điều này chẳng ảnh hưởng gì đến cầu của thị trường Ấn Độ cả. Hàng năm, Tudor xuất sang Ấn Độ hàng ngàn tấn nước đá, nên chỉ từ năm 1833 tới 1850, ông đã bỏ túi 4,7 triệu USD lợi nhuận chỉ nhờ sản phẩm này.

Kiếm tiền quá dễ cũng có cái giá của nó

Ở thời kỳ này, việc khai thác đá phụ thuộc vào nguồn cung của các hồ nước xứ lạnh. Công nhân sẽ đến khu vực hồ ao bị đóng băng, xẻ từng mảng băng rồ cắt chúng thành những khối nhỏ hơn. Những vật nặng được chèn vào giữa các khối băng nhằm tách chúng ra khỏi nhau.

Các khối băng sẽ bắt đầu trôi nổi trong nước, qua băng tải và được lưu trữ trong một ngôi nhà băng. Sau đó, chúng sẽ được tải lên tàu, vận chuyển đến Ấn Độ để tiêu thụ.


Khai thác nước đá.

Các khối đá sẽ được bảo quản trong hộp, với một lớp mùn cưa để cách nhiệt tốt. Thậm chí, họ có thể xây hẳn một kho lạnh bằng băng để hạn chế bị tan chảy. Vậy nên, hàng loạt nhà băng (ice house) được xây dựng trên đất Ấn để phục vụ ngành kinh doanh này.


Xẻ băng và chất vào nhà băng.

Thương mại nước đá sau đó phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ, vì việc vận chuyển băng từ Mỹ sang Ấn Độ là khá dễ dàng. Những con tàu thường chở hàng sang Mỹ và trở về rỗng không, và các doanh nghiệp tận dụng điều này, nên chi phí vận chuyển băng từ Mỹ đến Ấn Độ là rất nhỏ.

Nêu vậy để thấy rằng công tác lấy đá của Tudor là hết sức đơn giản, chẳng có công nghệ gì độc quyền. Khi thấy một ngành nghề thu lợi quá dễ, nhiều doanh nghiệp khác cũng nhảy vào cuộc chơi, khiến thương hiệu của Tudor không còn sức hút như ban đầu nữa.

Giá thành cũng ngày càng giảm dần, cho đến khi tủ lạnh ra đời. Còn ngày nay thì dĩ nhiên, chúng ta không cần phải mua những khối nước đá với giá cao ngất ngưởng nữa rồi.

Cập nhật: 19/10/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video