2006 - Năm của những cơn bão tàn khốc

Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, 2006 là năm thời tiết đặc biệt. Đáng lưu ý nhất là số cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta ít hơn trung bình nhiều năm qua, nhưng lại là những cơn bão lớn, gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản.

Ít nhưng mạnh hơn

Tính đến tháng 12/2006 đã có 10 cơn bão và 6 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông; trong đó chỉ 3 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam (các cơn bão số 2, 3, 4, 7, 8 và 10 không ảnh hưởng đến nước ta).

Trong 3 cơn bão này, bão số 6 (Xangsane) và bão số 9 (Durian) được coi là 2 cơn bão đặc biệt mạnh. Bão Durian có đường đi ngoắt ngoéo, cường độ thay đổi liên tục, gây khó khăn cho công tác dự báo, phòng chống bão và được đánh giá là cơn bão kỳ dị nhất trong lịch sử khí tượng thủy văn nước ta.

Bão Xangsane đã gây những thiệt hại nghiêm trọng về người và của (Ảnh: Mỹ Hằng)

Bão số 1 (Chanchu), mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực trên đất liền và hải đảo nước ta, nhưng đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho ngư dân đánh cá xa bờ (khu vực bắc biển Đông).

Mưa đá lớn bất thường và kéo dài

Từ tháng 4 kéo dài đến tháng 10, dông mạnh kèm mưa đá và lốc đã xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước.

Đặc biệt, trong 3 ngày từ 19 đến 21/11, những trận dông, lốc kèm gió mạnh và mưa đá bất thường đã xuất hiện trên diện rộng ở nhiều tỉnh thuộc Bắc Bộ.

Đây là đợt mưa dông kèm mưa đá lớn nhất từ trước đến nay xảy ra ở Bắc Bộ. Đáng nói là, những hạt mưa đá có kích thước lớn (trung bình khoảng 1-2cm, lớn nhất khoảng 4-6cm). Thời gian mưa đá kéo dài khoảng 10 – 20 phút. Những trận mưa dông kèm mưa đá này đã làm sập nhiều nhà, thiệt hại hàng nghìn ha lúa và hoa màu, làm gãy đổ nhiều cây gỗ quý (Phú Thọ).

Thiếu hụt nước trên một số sông hồ

Mùa khô năm 2005-2006, lượng dòng chảy trên các sông suối và lượng nước đến các hồ chứa ở Bắc Bộ thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN). Mực nước hạ lưu sông Hồng xuống mức thấp nhất trong vòng 100 năm trở lại đây (tại Hà Nội đo được là 1,36m ngày 20/2).

Các sông ở Nam Bộ mức nước giảm dần và ở mức cao hơn cùng kỳ khoảng 0,2 m, độ mặn ở vùng cửa sông đều giảm so với năm 2005 từ 1,0 – 6,80/oo.

Tại TP HCM, từ ngày 5-9/11 đã xuất hiện một đợt triều cường với mực nước lớn nhất trong vòng 47 năm qua (đỉnh triều tại Phú An lớn hơn 1,4m); triều cường dâng cao làm vỡ một số đoạn bờ bao, đê bao gây ngập sâu cục bộ hầu hết các tuyến đường trong nội ô thành phố.

Mỹ Hằng

Theo Tiền phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video