2019 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử: Chúng ta đối mặt với hiểm họa thời tiết nào?

Siêu bão khó lường, hạn hán, sóng nhiệt... tất cả đều tác động mạnh mẽ đến sức khỏe con người và môi trường.

2019: Năm nóng nhất trong lịch sử?

National Geographic dẫn lời các nhà khoa học cho biết, do tác động của hiện tượng El Nino cộng với hệ quả của biến đổi khí hậu nhân tạo, giới khoa học đưa ra cảnh báo: Năm 2019 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters, tác động của El Nino đã nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây vì sự ấm lên toàn cầu, đáng lo ngại hơn, những tác động này sẽ càng tồi tệ hơn khi nhiệt độ Trái Đất cứ thể tiếp tục tăng do quá trình biến đổi khí hậu nhân tạo (từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người) diễn ra không ngừng.


Năm 2019 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại. (Ảnh minh họa).

"Do ảnh hưởng của El Nino, năm 2019 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử!" - Đồng tác giả nghiên cứu Samantha Stevenson, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học California (Mỹ) cho biết.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 4 năm nóng liên tục trong quá khứ là 2015, 2016, 2017 và 2018. Chưa hết, khí hậu Trái Đất đang ấm hơn, nhiệt độ tăng dần lên trong 406 tháng liên tiếp gần đây so với mức trung bình của thế kỷ 20.

"Mỗi một biến động (tăng dần) của sự ấm lên toàn cầu đều có tác động rất lớn đến sức khỏe con người, đến việc tiếp cận lương thực và nước ngọt, cũng như ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của động-thực vật, hay đến sự tuyệt chủng của các rạn san hô và sinh vật biển", Phó tổng thư ký WMO Elena Manaenkova cho biết.

Ấm lên toàn cầu: Sát thủ thầm lặng trên Trái Đất

Không tự nhiên mà giới khoa học xếp ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu vào danh sách "Những thảm họa đe dọa sự tồn vong của nhân loại" cùng với thiên thạch khổng lồ lao vào Trái Đất, chiến tranh hạt nhân, dịch bệnh quy mô toàn cầu...

Một Trái Đất ấm hơn sinh ra hàng loạt "sát thủ thầm lặng" tác động mạnh mẽ đến con người, môi sinh, môi trường và đa dạng sinh thái.

Nếu còn mơ hồ về điều này, National Geographic đưa ra những bằng chứng diễn giải sau đây:

Hệ quả rõ ràng nhất của ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu chính là sinh ra thời tiết cực đoan vô cùng nguy hiểm, bao gồm: Sóng nhiệt, hạn hán, siêu bão, gây mất cân bằng sinh thái.

  • Bão/Siêu bão: Chuyên gia khí tượng thế giới nhận định, bão và siêu bão đang ngày càng khó lường. Chúng xuất hiện nhiều hơn và bất thường và khó đoán hơn.


Các quốc gia, thành phố ven biển... chịu tác động nặng nề nhất từ bão, siêu bão. (Nguồn: LA Times)

Năm 2018, Bắc bán cầu hứng chịu 70 cơn bão so với trung bình nhiều năm là 53 cơn. Bão và siêu bão thường xuyên phá vỡ kỷ lục của các năm trước, gây nên hậu quả nặng nề cho quần đảo Mariana, Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc và Tonga.

Riêng tại Mỹ, hai siêu bão Florence và Michael đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn về người và của, thông tin do WMO cung cấp. Siêu bão còn gây lũ lụt nghiêm trọng tại các khu vực ven biển, quần đảo.

  • Sóng nhiệt: Không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, sóng nhiệt gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Theo báo cáo của Lancet Countdown về sức khỏe và biến đổi khí hậu ngày 28/11/2018, 153 tỷ giờ lao động trên toàn thế giới đã bị xóa sổ năm 2018 vì sóng nhiệt, gần gấp 3 lần so với năm 2000. Tại sao? Vì nắng nóng gây cản trở quá trình làm việc cũng như di chuyển của con người.

  • Hạn hán/Cháy rừng: Ấm lên toàn cầu gây hạn hán nghiêm trọng ở châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á và một phần ở khu vực Thái Bình Dương. Hạn hán còn gây cháy rừng trên diện rộng ở Indonesia và Canada. Các vụ cháy rừng thảm khốc đã bùng phát ở miền đông Australia, cùng với một đợt nắng nóng với nhiệt độ trên 44 độ C vào cuối tháng 11/2018.
  • Mất cân bằng sinh thái: El Nino gần đây nhất đã kết thúc nào vào năm 2016. Hệ quả là nó đã tẩy trắng trên diện rộng rạn của quần thể san hô Great Barrier. Nhà khoa học cảnh báo, rạn san hô lớn nhất thế giới này sẽ hoàn toàn biến mất nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1,5 độ C.

Nghiên cứu năm 2018 cho biết, các dạng thời tiết cực đoan này sẽ tăng từ 50% đến 300% do biến đổi khí hậu nhân tạo trừ khi cả thế giới chung tay hành động nhanh chóng để cắt giảm lượng khí thải carbon từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch.

Cập nhật: 22/04/2019 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video