3 giây để thực hiện bí quyết hạnh phúc của kỹ sư nổi tiếng nhất Google

Bạn nhận được một mẩu bánh mì khi đói bụng hay bước ra từ căn phòng nóng bức ngột ngạt sang căn phòng có điều hòa... mặc dù những cảm giác này chỉ kéo dài 2-3 giây nhưng nếu bạn chú ý đến chúng, bạn sẽ thấy được niềm vui.

Chade-Meng Tan là một cựu kỹ sư, gia nhập Google vào năm 2000. Mặc dù ông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chức năng tìm kiếm di động của Google cùng với nhiều chiến công công nghệ khác, nhưng ông lại được biết đến nhiều hơn sau khi giới thiệu các bài tập tạo niềm vui. Ông được đặt một biệt danh khá thú vị là Jolly Good Fellow (tạm dịch: người bạn vui nhộn).

Trong cuốn sách mới nhất, Joy on Demand, cựu chiến binh Google đã mô tả con đường của mình từ một người "liên tục khổ sở" thành một anh chàng hạnh phúc, vui vẻ. Ở giai đoạn những năm 20 tuổi, Chade-Meng Tan phát hiện ông không bị trở ngại bởi tính khí của mình, ông tìm thấy sự dễ uốn nắn ở bản thân.

Ông lập luận rằng, khi bạn định hình lại suy nghĩ của mình thành công, bạn sẽ mất ít thời gian để trị liệu nhưng lại nhiều thời gian để làm các bài tập tinh thần, mà một trong số bài tập đó sẽ giúp bạn nhận ra "những lát cắt của niềm vui".

"Ngay bây giờ, tôi hơi khát nước, vì vậy tôi sẽ uống một chút nước. Khi tôi làm điều đó, tôi tìm được niềm vui bất chấp không gian và thời gian" – ông nói với CBC News.


Những lát cắt của niềm vui diễn ra ở khắp mọi nơi trong cuộc sống...

Thông thường những sự kiện này là không đáng kể như: một mẩu bánh mì khi đói, cảm giác khi bước ra từ một căn phòng nóng sang một căn phòng có điều hòa nhiệt độ hay thời điểm tiếp nhận một đề mục từ một người bạn cũ. Mặc dù chúng chỉ kéo dài 2 đến 3 giây, nhưng nếu bạn càng chú ý đến niềm vui thì bạn càng tìm được nhiều niềm vui.

Tan chỉ rõ: "Những lát cắt của niềm vui diễn ra ở khắp mọi nơi trong cuộc sống... và một khi bạn bắt đầu để ý nó, khi một điều gì đó xảy ra, bạn sẽ thấy nó luôn ở bên cạnh bạn. Niềm vui trở thành điều mà bạn có thể trông mong. Đó là bởi vì tâm trí của bạn đang làm quen với niềm vui".

Ý tưởng này của Chade-Meng dựa trên nghiên cứu thần kinh về cách chúng ta hình thành thói quen. Những hành vi quen thuộc được kiểm soát bởi các vùng hạch nền của não bộ - nơi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí nhớ và cảm xúc. Chúng ta càng hợp với điều gì thì càng dễ dàng lặp lại hành vi đó mà không cần nhiều đến cố gắng nhận thức.

Bài tập "lát cắt" của Tan bao gồm một nút kích hoạt, một thủ tục và một phần thưởng – bộ ba cần thiết để xây dựng một thói quen. Ông cho rằng, nút kích hoạt là khoảnh khắc thích thú, vui vẻ; thủ tục là việc nhận ra nó, và phần thưởng là khi bạn cảm nhận được niềm vui.


Để ý là điều kiện tiên quyết giúp nhìn thấy mọi thứ. Khi chúng ta không để ý điều gì, thì chúng ta không thể nhìn thấy điều gì.

Bài tập này giúp bộ não dễ dàng thực hành thiền định chính thức. "Việc để ý nghe có vẻ tầm thường, nhưng nó là một thói quen suy ngẫm quan trọng theo đúng định nghĩa của nó". Tan cũng viết thêm rằng: "Để ý là điều kiện tiên quyết giúp nhìn thấy mọi thứ. Khi chúng ta không để ý điều gì, thì chúng ta không thể nhìn thấy điều gì".

Có một bằng chứng khoa học khác ngang hàng với lý thuyết của Tan. Ví dụ, một nghiên cứu nhỏ được nghiên cứu bởi các nhà tâm lý học trường Đại học Loyola đã công bố vào tháng trước trên tạp chí Aging, đã chỉ ra rằng trong số những người lớn trên 55 tuổi, những người có khả năng thưởng thức cuộc sống tốt hơn thường đạt sự hài lòng về cuộc sống cao hơn, bất kể họ có đang bị bệnh.

Đối với những người ít có khả năng thưởng thức những sự kiện nhỏ thì sức khỏe yếu làm cho cuộc sống của họ ảm đạm hơn. Con người dường như thưởng thức khoảnh khắc tốt hơn khi họ có tuổi.


Con người dường như thưởng thức khoảnh khắc tốt hơn khi họ có tuổi.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 của các giáo sư Marketing trường Đại học Dartmouth được công bố trên tạp chí Consumer Research, đã phát hiện ra rằng những người lớn tuổi có nhiều khả năng để xác định họ là ai bằng cách đặt tên cho những khoảnh khắc tích cực hàng ngày.

Những người trong độ tuổi thanh thiếu niên và độ tuổi 20 thường ghi nhớ những khoảnh khắc đặc biệt, như là lễ tốt nghiệp hay việc có chiếc ô tô đầu tiên để xác định.

"Những khoảnh khắc tầm thường tạo nên cuộc sống hàng ngày có xu hướng được quan sát khi tương lai dường như là vô biên vô tận", các tác giả viết. "Tuy nhiên, những trải nghiệm tầm thường này sẽ góp phần vào hạnh phúc khi mọi người nhận ra rằng mỗi ngày sống đều ý nghĩa".

Vì vậy, hãy chú ý đến những khoảnh khắc nhỏ nhất xung quanh mình từ bây giờ nhé! Chỉ mất 3 giây thôi.

Cập nhật: 06/01/2017 Theo Genk
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video