34 năm sống với trái tim ngoài lồng ngực

Christopher Wall ra đời với tất cả các bộ phận hoàn chỉnh, ngoại trừ một thứ ở sai vị trí. Trái tim của cậu đập ở ngoài lồng ngực. Câu chuyện của cậu không chỉ là sự hiếm hoi y học, mà là một điều bí ẩn.

Mùa hè năm 1975, Teresa Wall hài lòng trải qua kỳ mang thai đầu tiên tương đối yên ả. Thậm chí trong phòng sinh, chị cũng chuyển dạ chỉ mất 2 tiếng.

"Tất cả nhân viên bệnh viện đều đang cười đùa", cô nhớ lại. Đột nhiên, tiếng cười đùa tắt lịm khi bác sĩ đỡ ra bé Christopher. Các y tá nhao đến đó. Christopher quá khác thường.

Ra đời trong tình trạng cực kỳ hiếm gặp có tên gọi Ectopia cordis, trái tim của Christopher lộ hẳn ra ngoài lồng ngực. Bác sĩ cho biết cứ 1 triệu em bé sinh ra, thì chỉ có 5 đến 8 bé mắc phải chứng bệnh này. Nhiều bé chết trong 16 ngày đầu tiên, và một số không sống sót nổi qua sinh nhật lần thứ nhất. Các bác sĩ vẫn không thể giải thích tại sao một số em gặp tình trạng này, trong khi số khác thì không.

Christopher Wall khi còn nhỏ (trái) và khi tốt nghiệp trung học. (Ảnh: ABC)

Chị Teresa Wall được cảnh báo rằng tình trạng của con rất nghiêm trọng, và bé có thể không sống nổi dù chỉ một ngày. Christopher bé bỏng được đưa ngay vào khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện. Do thời đó không có các thiết bị y tế hiện đại như ngày nay, chẳng hạn siêu âm để phát hiện sớm, nên tình trạng của cậu bé khi đó được xem là "cực kỳ ngạc nhiên".

Vì trái tim của bé nằm ngoài khoang ngực, nên chính trong lồng ngực lại không có chỗ cho nội tạng tí hon này. Cộng với nỗi lo ngại rằng phẫu thuật sẽ gây chèn ép lên mạch máu của tim, khiến cho bác sĩ không thể đưa quả tim của em vào trong cơ thể.

Tuy nhiên, bé vẫn thách thức bác sĩ bằng việc sống sót qua vài ngày, rồi vài tuần.

Trong 18 tháng đầu đời, Christopher đã trải qua 15 lần phẫu thuật, tất cả đều nhằm đặt trái tim vào đúng vị trí giải phẫu của nó. Nhưng mỗi lần qua đi, lại một lần mang đến nguy cơ lớn hơn cho mạch máu, và nguy cơ gây tắc mạch máu nguy hiểm có thể khiến tim ngừng đập. Không còn cách nào khác, bác sĩ phải che phủ trái tim bằng lớp da của cậu bé và chờ cho khoang ngực lớn lên.

Ngực của Christopher cũng yếu và không ổn định. Cậu bé thở với sự hỗ trợ của máy hô hấp nhân tạo, do phổi không thực hiện đủ chức năng của mình. Mặc dù vậy, trong mắt người mẹ, cậu bé vẫn là vật báu.

Hai ngày trước sinh nhật lần 3, cậu bé có thể rời bệnh viện và lần đầu tiên trở về nhà, thường xuyên được chăm sóc y tế đặc biệt.

Tổng cộng, đã có 21 cuộc phẫu thuật để giúp giải phóng Christopher khỏi máy thở nhân tạo. Năm cậu bé 6 tuổi, cậu trải qua cuộc phẫu thuật để cấy một phần xương hông vào lồng ngực, nhằm tạo xương lồng ngực hợp lý.

Do trái tim nằm ngay dưới da, bác sĩ đã thiết kế một miếng nhựa che ngực để mặc trong quần áo, nhằm bảo vệ cậu bé. Christopher có thể sống gần như một đứa trẻ bình thường, đi xe đạp và chơi các môn thể thao như karate hay bóng rổ.

Do kết quả của quá nhiều lần phẫu thuật, Christopher giờ đây mất khả năng nghe, và có xu hướng thành người tàn tật. Năm 1995, cậu tốt nghiệp trung học. Vì giảm thính lực, đôi khi giọng cậu bị méo và khó nghe.

Giờ đây, 34 tuổi, Christopher vẫn chơi thể thao với gia đình, chào hỏi tất cả mọi người và cố gắng sống bình thường như tất cả mọi người.

Anh mới mất công việc đã làm quen 12 năm qua tại một công ty xây dựng đường ống do việc cắt giảm sản xuất, song anh nói muốn quay trở lại làm tình nguyện viên cho bệnh viện nơi đã giúp anh sống sót. 

T. An - Vnexpress (Theo ABC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video