4 phát minh khoa học hữu ích cho cuộc sống của bạn

Lốp xe chống đinh tặc, mũ len ngủ ngon, hộp mây mưa dự báo thời tiết... là những phát minh "khó đỡ" giúp bạn làm chủ cuộc sống của bản thân dễ như ăn kẹo.

Những phát minh giúp bạn làm chủ cuộc sống của bản thân

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chất lượng sống của con người đã được nâng lên một cách đáng kể trong vài chục năm qua. Thế nhưng, để làm chủ cuộc sống là một điều gần như là không thể đối với nhiều người.

Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết những phát minh không thể bá đạo hơn dưới đây...

1. Lốp xe chống đinh tặc

Bạn đã quá mệt mỏi khi mỗi lần ra đường là một lần chiến đấu với đinh tặc? Bạn đã quá bực mình khi vô tình trở thành nạn nhân của nạn rải đinh khắp các đường phố?

Với công nghệ lốp xe tự vá, tất cả những điều trên sẽ trở thành quá khứ. Qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đã sản xuất ra một loại lốp xe có khả năng chống đinh có 1-0-2.

Phát minh này có tên Perfect Tire. Hiểu một cách đơn giản, đây là loại lốp có tráng keo đặc biệt giúp xe có thể thoải mái chạy qua đinh mà không bị xì hơi. Lớp keo này được tráng dày từ 3 - 5mm trong bề mặt lốp dưới điều kiện nhiệt độ là 120 độ C. Do đó, keo bám chắc và trở thành một phần không thể tách rời của lốp.

Cơ chế hoạt động của lốp xe Perfect Tire thực ra khá đơn giản: khi đi trên đường, nếu lốp xe dính đinh, keo sẽ tự động vá các lỗ thủng, không để không khí lọt ra ngoài.

Theo thông tin từ các nhà sản xuất, Perfect Tire có tuổi thọ rất cao. Trong một đời lốp, keo có thể vá tới hàng trăm vết thủng do đinh hay kim loại gây ra. Đồng thời, khi lớp keo này hết tác dụng, bạn có thể tái chế chúng bằng cách tráng một lớp keo mới lên lốp.

2. Hộp "mây mưa" dự báo thời tiết

Với tình trạng biến đổi khí hậu quá phức tạp như hiện nay, việc dự báo thời tiết chính xác là một điều vô cùng khó khăn với tất cả chúng ta. Và nếu như bạn thường xuyên bỏ lỡ bản tin dự báo thời tiết trên truyền hình thì phát minh có 1-0-2 dưới đây sẽ là cứu cánh không thể thiếu.

Kỹ sư phần mềm người Nhật Ken Kawamoto đã phát minh ra chiếc hộp dự báo thời tiết thần kỳ Tempescope. Hộp được làm bằng nhựa acrylic gồm một máy bơm nước mini, bộ khuếch tán hơi nước tạo sương mù, đèn LED nhiều màu và một con chip siêu nhỏ để kiểm soát toàn bộ hệ thống máy móc.

Cơ chế hoạt động của Tempescope dựa hoàn toàn vào hoạt động của con chíp siêu nhỏ. Nó được kết nối với các chương trình thời tiết trên Internet hay điện thoại di động thông qua bộ vi xử lý cực nhạy. Sau đó, tùy theo thông tin thời tiết thu được (mưa, nắng, bão...) mà hộp thần kì sẽ mô phỏng chính xác các hiện tượng kể trên.

3. Chiếc mũ ma thuật dành tặng người mất ngủ

Với nhiều người, thức đêm thực sự là một cực hình. Chỉ cần mất ngủ một đêm, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi kinh khủng và đình công không chịu làm việc. Hiểu được điều này, giáo sư Michael Larson của trường đại học Colorado, đã phát minh ra một chiếc mũ vô cùng đặc biệt. Ông gọi đó là “mũ ngủ của người chăn cừu”, dành riêng cho người mất ngủ để say giấc một cách ngon lành.

Theo Larson, việc các tế bào trong bộ não hoạt động hết công suất mà lẽ ra chúng phải được nghỉ ngơi vào ban đêm chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở nhiều người. Chính vì thế, ông đã tạo ra một chiếc mũ làm giảm áp lực não bộ gặp phải, từ đó giúp con người dễ đi vào một giấc ngủ sâu và ngon.

Mũ này được gắn hai loa nhỏ phía tai và một bộ cảm ứng EEG. Các trang bị này giúp đo sóng não của người đội và đưa lại các phản hồi sinh học. Từ đó, âm thanh trong loa sẽ được điều chỉnh tạo cảm giác thư giãn, thả lỏng cho bộ não. Hệ quả tất yếu là một giấc ngủ ngon sẽ tới mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Giáo sư Larson cũng tâm sự, con gái chính là động lực giúp ông phát minh chiếc mũ kì diệu này. Do mắc chứng mất ngủ từ bé, con gái Larson đã phải uống thuốc ngủ và chịu nhiều tác dụng phụ từ chúng ngay từ khi còn rất nhỏ. Vì vậy, ông luôn đau đáu trong đầu một ý tưởng để giúp đỡ con gái cũng như những người cùng cảnh ngộ.

4. Bê tông tự hồi sinh

Bê tông có lẽ là một trong những vật liệu phổ biến và đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng một trong những thách thức quan trọng nhất khi xây dựng với vật liệu này là hạn chế vết nứt do thời tiết hay thời gian.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học Hà Lan tạo ra một loại bê tông sinh học có khả năng tự phục hồi, ngăn chặn sự hình thành các vết nứt và lỗ nhỏ trên những bức tường.

Sở dĩ loại vật liệu này có khả năng hồi sinh là nhờ hỗn hợp vi khuẩn chứa canxit bên trong. Khi xảy ra các vết nứt bê tông, lượng vi khuẩn chứa canxit sẽ bắt đầu sinh sôi và phát triển, trám đầy vào vết nứt. Chính hỗn hợp này sẽ giúp hình thành một lớp đá vôi, lấp đầy các khoảng trống.

Dẫu vậy, hiện nay, các chuyên gia thuộc Đại học Công nghệ Delft cũng đang tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra điều kiện hoàn hảo nhất cho sự phát triển của vi khuẩn chứa canxit.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video