5 điểm đặc trưng của người có EQ thấp bạn nên biết

Một người có EQ thấp sẽ có những đặc điểm điển hình này, không sớm thay đổi thì khó mà thành công.

Đã qua 10 giờ đêm nhưng một cộng đồng nào đó trên mạng vẫn đang hoạt động rất tích cực. Chủ đề thảo luận chung của nhóm này là các thiết kế trong phần mềm PowerPoint (PPT). Các thành viên có thể đăng tác phẩm vừa làm xong lên nhóm nhờ mọi người cho lời khuyên. Các chủ bài đăng đều mong nhận được những lời lời khen và góp ý từ các thành viên khác trong nhóm, đặc biệt là từ quản trị viên (là một chuyên gia trong lĩnh vực này).

Vì tối nay có nhiều thành viên đăng bài, nhóm hoạt động rất sôi nổi. Chủ nhóm cũng bình luận ngắn gọn về một số PPT, tuy chỉ vài câu nhưng nêu ra được vấn đề cần cải thiện mà nhiều người không nhận ra. Đã gần 12 giờ đêm, trong nhóm hầu như không còn ai lên tiếng nữa.

Lúc này, một thành viên có tên là "Người có tâm" đã gửi một PPT và mời chủ nhóm xem xét đồng thời cho ý kiến. Lúc đó có nhiều người cảm thấy rất ngạc nhiên, tự hỏi tại sao EQ của người này lại thấp như vậy. Yêu cầu người khác chữa bài giúp mình vào nửa đêm, không suy xét đến việc người khác còn phải nghỉ ngơi hay sao? Hơn nữa, thông qua việc tương tác thì thấy người này cũng không thân quen với quản trị viên. Vậy tại sao lại muốn một người lạ phải giúp đỡ khi đã muộn như vậy?

Thấy vậy, trong nhóm có người đáp lại rằng bây giờ đã quá muộn và quản trị viên của nhóm đã đi nghỉ ngơi rồi. Sáng hôm sau, một ngày làm việc mới lại bắt đầu, "Người có tâm” một lần nữa nhắc tên quản trị nhóm, mong anh vui lòng cho ý kiến về bài PPT của mình. Quản trị viên của nhóm cũng nhiệt tình và đưa ra rất nhiều nhận xét cho thành viên này. Nhưng “Người có tâm” tiếp tục đặt hàng loạt các câu hỏi, từ kích thước, màu sắc đến các vấn đề nhỏ khác. Lúc này, quản trị nhóm có chút mất kiên nhẫn, nhưng vẫn chỉ cho người này phương hướng tra cứu trên mạng để giải quyết những việc này.

Sau đó, "Người có tâm" gửi đến một đoạn bình luận dài với đại ý: “Anh có trách nhiệm nhận xét bài cho tôi, tại sao lại yêu cầu tôi tự tra trên mạng? Tôi hiểu rằng anh cảm thấy chán khi phải kiểm tra và góp ý cho rất nhiều PPT, nhưng anh có biết tôi làm PPT khó khăn như thế nào không? Tôi phải thức đến hai giờ sáng. Chỉ vài lời của anh có thể giúp tôi giải quyết vấn đề, tại sao lại khiến tôi phải lãng phí đến vài giờ?”

Theo những thành viên khác trong nhóm, quản trị viên chỉ tranh thủ lúc rảnh để góp ý PPT cho mọi người, thậm chí đôi khi trong giờ làm việc cũng cố rút ra chút thời gian lịch trình bận rộn để giúp. Một thành viên khác không thể nhịn được nữa và đăng một đoạn bày tỏ ý kiến với “Người có tâm” như sau: “Nếu bạn không trả tiền cho người khác, thì đừng đòi hỏi quá nhiều từ họ. Ngay cả khi bạn có trả tiền, đó cũng là sự tương hỗ về quyền và nghĩa vụ sau khi thương lượng”.

“Người có tâm” được nói đến ở trên là một người có EQ thấp điển hình. Nếu bạn muốn biết thế nào một người sở hữu chỉ số EQ cao, thì trước hết cần hiểu thế nào là chỉ số EQ thấp, và sau đó tránh những vấn đề này. Dưới đây là 5 biểu hiện điển hình của người có EQ thấp:

1. Cảm thấy cả thế giới mắc nợ mình và nên phục vụ mình

Biểu hiện đầu tiên của những người có EQ thấp là cảm thấy rằng cả thế giới nên phục vụ mình và mắc nợ mình. Nếu một vài phút cho đi có thể giúp họ tiết kiệm hàng giờ rắc rối, thì họ cho rằng những người khác nên cho đi vô điều kiện. "Người có tâm" ở trên có loại tâm lý này.


Người có EQ thấp là cảm thấy rằng cả thế giới nên phục vụ mình và mắc nợ mình. (Ảnh: Internet).

Người này vẫn luôn không hiểu mình sai ở đâu và tự biện minh cho mình. Cho nên, nếu mỗi người trên thế giới cho bạn 1 đồng, thì bạn sẽ trở thành tỷ phú ngay lập tức. Thế nhưng bây giờ bạn chưa thành tỷ phú thì quay ra trách cả thế giới chưa làm tròn nghĩa vụ hay sao?

2. Không bao giờ nghĩ đến người khác, chỉ nghĩ về việc của mình

Quản trị viên của nhóm trong câu chuyện đã đề cập rằng bản thân không tiện trả lời bằng cách gõ chữ và "Người có tâm" đã đưa ra cách là trả lời bằng tin nhắn thoại. Trên thực tế, người này đã không xem xét liệu môi trường xung quanh của quản trị nhóm có thuận tiện cho việc nói chuyện hay không. Tất nhiên, anh ấy cũng không cân nhắc đến việc mình nghe giọng nói liệu có ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh hay không.

Người xưa có câu, hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Nếu muốn người khác đối xử tốt với mình thì mình cũng phải đối xử tốt với họ. Mọi người đều hy vọng rằng những xung quanh sẽ đối xử tốt với mình nhưng ít người nghĩ tới điều ngược lại là bạn có đối xử tốt với mọi người hay không.

Kiểu người này thường có hai vấn đề phổ biến. Thứ nhất là tâm trạng suy sụp rất nhanh khi người khác đối xử không tốt, không coi trọng họ, họ sẽ bắt đầu tức giận và đố kị. Những người như vậy đang ở trong một cái kén và sẽ buộc cuộc đời mình vào một nút thắt.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao rất nhạy cảm với người khác, vì sợ làm tổn thương người khác bằng những lời nói vô tình của mình. Đối mặt với sự lỗ mãng của người khác, họ sẽ rộng lượng và suy xét cho đối phương: hẳn là người ta không cố ý, nhất định có nguyên nhân khác. Tưởng tượng mà xem, nếu ai ai cũng có thể làm điều này thì đâu cần gì phải lo lắng về việc không hạnh phúc trong cuộc sống nữa.

3. Không tôn trọng người khác

Việc một số người tỏ thái độ coi thường ở nơi công cộng không phải là hiếm. Ví dụ, một số khách hàng đến ngân hàng để giải quyết công việc và cảm thấy có quá ít quầy giao dịch được mở cửa. Cho nên họ đã lên tiếng chất vấn và yêu cầu lãnh đạo phải giải thích tại sao một ngân hàng lớn như vậy chỉ mở một quầy giao dịch vào buổi trưa.


Người có EQ thấp không bao giờ sẵn lòng giúp đỡ người khác. (Ảnh: Internet).

Khi được nhân viên quản lý tiền sảnh trả lời rằng các nhân viên cần thay phiên trực để ăn bữa trưa, khách hàng đã nói: Vậy đến bao giờ công việc của tôi mới được giải quyết xong? Khi gặp phải những trường hợp tương tự như thế này, nhiều người hẳn muốn hỏi, liệu vị khách hàng kia có nói như vậy nếu con của anh ta đang làm việc ở đây không? Không thể cho người khác  sự tôn trọng bình thường đáng có hay sao?

4. Nhớ rất rõ lòng tốt của mình với người khác, nhưng lại bỏ qua những gì người khác đã giúp mình

Những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao của người khác một cách tự nhiên, bởi vì họ có thể giúp đỡ người khác khi người ta cần sự giúp đỡ và luôn cảm thấy cảm kích khi nhận được sự giúp đỡ. Người có chỉ số EQ thấp lại ngược lại, họ là người không bao giờ sẵn lòng giúp đỡ người khác và thường chẳng bao giờ nhớ những điều tốt đẹp người khác đã trao cho họ.

5. Không am hiểu lòng người

Có một số người, khi bạn nói chuyện với họ, chỉ cần nói ngắn gọn người ta đã có thể hiểu ý của bạn, ít nhất là không hiểu sai. Nhưng có một số người hay mất bình tĩnh và tức giận mọi lúc mọi nơi. Những người này thường không am hiểu lòng người, khó có thể đồng cảm khi nói chuyện. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp ở những người có EQ không cao.

Cập nhật: 30/07/2024 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video