Việc phát hiện giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cơ chế thoát nước dưới lớp băng ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu.
Một nghiên cứu mới từ Đại học Lancaster đã tìm thấy số lượng hồ nước dưới lớp băng vùng Greenland nhiều hơn so với dự đoán trước đây. Hơn 50 hồ nước dưới lớp băng dày được các nhà nghiên cứu phát hiện ở dải băng Greenland. Đây là dải băng lớn thứ hai thế giới, có diện tích gấp 7 lần diện tích Vương quốc Anh, đóng vai trò quan trọng trong khống chế và điều chỉnh mực nước biển toàn cầu. Ở một số khu vực tại Greenland, lớp băng đã dày hơn 3km.
Lớp băng tan dần để lộ hơn 50 hồ nước. (Ảnh: Independent).
Những hồ nước này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế thoát nước dưới lớp băng. Cơ chế này liên quan tới việc các lớp băng sẽ phản ứng như thế nào với vấn đề nóng lên toàn cầu.
"Mặc dù hiểu rõ về cơ chế làm đầy và thoát nước, nhưng ít ai có thể hiểu rõ về sự phân bố và đặc điểm của hồ dưới lớp băng Greenland", nhà nghiên cứu Jade Rowling cho biết.
Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nơi hồ nước được hình thành dưới dải băng Greenland. Điều này vô cùng cần thiết trong việc xác định ảnh hưởng của 50 hồ nước này tới hệ thống thủy văn và thủy lực của cả dải băng. Phần lớn dòng chảy các hồ mới được tìm thấy đều di chuyển tương đối chậm, chỉ khi nhiệt độ tăng lên, băng tan sẽ khiến dòng chảy nhanh hơn.
Những hồ nước này đã giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng về sự sống khắc nghiệt, từ đó khám phá các mẫu trầm tích mới dưới đáy hồ để đưa vào bảo tồn như một minh chứng của hiện tượng biến đổi môi trường.