Những hiện tượng "kinh ngạc" trước và sau khi chết

Con người thường bị cuốn hút vào những bộ phim về xác chết như The Walking Dead hay How to Get Away with Murder, nhưng ít ai biết được điều gì thực sự xảy ra khi họ chết đi. Cơ thể có những hiện tượng khá thú vị và đáng sợ trong vài giờ sau khi tim ngừng đập. Hãy cùng xem đó là gì nhé!

Tiếng nấc hấp hối (Death Rattle)


Tiếng nấc hấp hối

Đây là từ được sử dụng khá nhiều trong bệnh viện, diễn tả âm thanh khá rùng rợn khi một người đang hấp hối. Khi cơ thể mất đi phản xạ ho và khả năng nuốt, dẫn đến việc ứ đọng nước bọt trong cổ họng, lúc này, những tiếng nấc hấp hối sẽ được phát ra. Âm thanh này thường khiến gia đình bệnh nhân lo sợ, thậm chí là ám ảnh, dù nó hiếm khi gây đau đớn cho người bệnh. Các bác sĩ thường sử dụng thuốc giảm đau, phương pháp hút hoặc uống thuốc an thần nhằm tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, giúp họ ra đi thanh thản. Bên cạnh đó, điều này cũng tránh gây lo sợ cho gia đình.

Nhịp thở Cheynes Stokes (Cheynes Stokes Respiration)

Nhịp thở Cheynes Stokes

Đây là hiện tượng thở bất thường, diễn ra luân phiên với biên độ lớn giữa giai đoạn thở rất nhanh và giai đoạn ngưng thở (apnea). Nguyên nhân của tình trạng này là do tim đã yếu và khi hoạt động quá mức, nó dẫn đến hiện tượng thở nhanh (hyperventilate). Ngay sau đó là giai đoạn ngưng thở do cơ thể không đủ năng lượng để duy trì. Khi tim đã yếu, các cơ quan trong cơ thể nhận được ít máu, oxy hơn, dẫn đến việc các tế bào chết dần và người bệnh sẽ tắt thở. Những người đang hấp hối thường có hiện tượng này nhưng nó cũng xảy ra ở bệnh nhân bị trụy tim hay rối loạn hô hấp.

Sự bài tiết (Defecation)

Sự bài tiết

Sau khi chết, các cơ bắp không còn nhận được năng lượng, ruột sẽ buông lỏng và xuất hiện sự bài tiết, đặc biệt là ở những người ăn trước khi chết. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc khám nghiệm tử thi trong những trường hợp chết bất thường. Đối với bệnh nhân ở nhà tế bần, họ có thể không thấy ngon miệng vào những ngày cuối nên hiện tượng này hiếm khi xảy ra.

Tóc và móng tay trông như đang mọc dài ra

Hẳn bạn từng nghe tóc và móng tay tiếp tục mọc sau khi người chết nằm trong quan tài? Không phải đâu, mặc dù trông đúng thế thật! Khi người ta chết, da bị khô đi và co lại so với biểu bì móng và nang tóc, khiến móng và tóc trông dài hơn so với khi họ còn sống.

Sự co cứng (Rigor Mortis)

Sự co cứng

Nói đơn giản hơn thì đây là hiện tượng xác chết cứng lại. Sau khi chết, cơ thể không thể phá vỡ những liên kết làm co cơ dẫn đến sự co cứng vĩnh viễn. Trong hầu hết các trường hợp, sự co cứng diễn ra từ 1 tới 3 giờ sau khi chết và ở trạng thái cứng hoàn toàn sau 24 giờ. Hiện tượng này có cả ở mí mắt nên những trường hợp không nhắm mắt khi chết, các cơ mắt sẽ giữ cho mắt mở to (chết không nhắm mắt).

Có thể sẽ đại, tiểu tiện trong quần

Sau một thời gian, cơ sẽ hết căng cứng và giãn ra, bao gồm cả cơ vòng có nhiệm vụ kiểm soát quá trình đại, tiểu tiển. Sau khi người ta chết, nếu trong người có thứ cần phải thải ra, các cơ sẽ đẩy tất cả những thứ này ra ngoài.

Các nếp nhăn biến mất ngay lập tức

Các cơ mất đi sức căng sẽ không tạo ra những nếp nhăn đáng ghét trên trán nữa. Khi bạn già đi, những vấn đề về da chảy xệ vẫn sẽ xảy ra nhưng ít nhất vùng trán sẽ bớt nhăn hơn.

Hạ thân nhiệt (Algor Mortis)

Hạ thân nhiệt

Hiện tượng hạ thân nhiệt của cơ thể sau khi chết (hay còn gọi là tử thi lạnh) chỉ xảy ra khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể tại thời điểm chết. Mức độ lạnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí cơ thể (so với Mặt trời), quần áo và nhiệt độ phòng nơi chết. Người chết ở sàn nhà tắm sẽ lạnh nhanh hơn ở ngoài trời 35 độ. Ngoài ra, người béo phì cũng có thời gian lạnh lâu hơn, trẻ sơ sinh lại có mức độ lạnh tương đối nhanh. Thông thường, phải mất khoảng 24 giờ để một xác chết lạnh hoàn toàn.

Chảy dịch (Purge Fluid)

Chảy dịch

Hiện tượng thối rữa, tạo thành chất lỏng màu nâu đỏ có mùi thối, chảy ra từ miệng và mũi, được gọi là chảy dịch (Purge Fluid). Nó có thể khiến nhiều người nhầm với chấn thương não. Tình trạng này được giải thích là do sự hình thành khí trong cơ thể, tích tụ trong ruột và dạ dày khiến bụng căng lên, tạo áp lực khiến chảy dịch từ mũi, mồm, vùng kín, và cả trực tràng. Hiện tượng này giúp ích cho việc xác định thời gian chết. Ở những nơi có nhiệt độ cao, hiện tượng chảy dịch có thể xuất hiện dưới 24 giờ.

Một số bộ phận của cơ thể vẫn hoạt động

Ngay sau khi người ta ngừng thở và tim ngừng đập, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu chết nhưng tất cả tế bào không chết ngay. Các tế bào da có thể tiếp tục sống sót nhiều ngày; ngược lại, các tế bào não sẽ chết 3 phút sau đó do thiếu ô-xy. Các mô như giác mạc, da, tủy xương và thậm chí là van tim vẫn có thể hoạt động 15 giờ sau khi người ta trút hơi thở cuối cùng.


Một số bộ phận cơ thể vẫn hoạt động.

Da đổi màu

Lực hấp dẫn tạo ra những vết tím trên cơ thể người khi mới chết. Khi tim ngừng bơm máu cho cơ thể, lực hấp dẫn sẽ khiến những vùng thấp nhất trên cơ thể bị tím đi. Trên thực tế, các vết tím này sẽ giúp nhân viên điều tra xác minh thời gian chết của tử thi.

Một lớp sáp

Sau sự thối rữa, cơ thể phân hủy một cách nhanh chóng để biến thành bộ xương. Trong quá trình ấy nếu cơ thể tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh, nó có thể tạo ra chất béo adipocere, một chất liệu sáp hình thành từ các vi khuẩn phá vỡ mô. Adipocere hoạt động như một chất bảo quản tự nhiên trên các cơ quan bên trong. Nó có thể gây hiểu lầm cho các nhà nghiên cứu rằng một cơ thể chết sớm hơn nhiều so với suy nghĩ của họ, như là trường hợp của một xác chết adipocere 300 tuổi vừa được tìm thấy ở Thụy Sĩ.


Sau sự thối rữa, cơ thể phân hủy một cách nhanh chóng để biến thành bộ xương.

Cập nhật: 14/04/2016 Tổng hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video