Nuôi thú cưng sẽ giúp bạn cải thiện cả sức khoẻ tinh thần và thể chất nhưng chúng cũng có thể lây truyền một số loại bệnh nguy hiểm cho bạn.
Top 13 căn bệnh có thể lây từ thú cưng sang người
Thú cưng là những người bạn đồng hành cùng con người, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng mang lại sức khỏe tốt cho người chủ, cả về cảm xúc và thể chất. Việc nuôi một con thú nhỏ trong nhà sẽ giúp bạn giảm stress, cải thiện bệnh về huyết áp và tốt cho tim mạch. Ngoài ra, khi đi dạo bộ với thú cưng như chó sẽ giúp bạn đốt cháy hơn 200 calo và giúp cơ thể săn chắc hơn.
Tuy nhiên, thú cưng có thể lây truyền một số bệnh cho con người, trong đó có những bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nhưng điều đó không phải lý do để bạn ngừng nuôi thú cưng. Nếu bạn chủ động phòng tránh, nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ giảm thiểu rất nhiều.
Ốm
Chắc chắn rồi, đây là bệnh không thể bỏ qua khi nhắc đến những bệnh được lây nhiễm từ chó mèo. Không chỉ là chó mèo mà các động vật khác được nuôi trong nhà như gia cầm, gia súc cũng luôn có trong người những con virut và có thể lây bệnh cho bạn bất kỳ lúc nào nếu bạn không cẩn thận. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì bạn có thể kiểm soát dễ dàng việc này bằng cách chăm sóc sức khỏe thật tốt cho thú cưng đồng thời giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân saukhi tiếp xúc với chó mèo.
Bệnh dại
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn, vết cào, liếm của chó dại trên da bị tổn thương. Bệnh trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh kháng dại. Nếu không được điều trị, bệnh gây tử vong gần như 100%.
- Triệu chứng ở vật nuôi: chảy nhiều nước bọt là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh dại. Các triệu chứng khác bao gồm thay đổi hành vi, sốt, mẫn cảm với xúc giác, ánh sáng và âm thanh, ẩn nấp trong những nơi tối tăm, đi loạng choạng, chán ăn và co giật.
- Triệu chứng ở người: các triệu chứng ban đầu như sốt, nhức đầu. Khi tiến triển và lây nhiễm vào hệ thần kinh trung ương, người bệnh sẽ mất ngủ, lo lắng, sợ nước, sợ gió, co giật, ảo giác, tê liệt.
Đây là một vi khuẩn sống trong nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Bạn nên đưa chó tiêm vắc xin phòng bệnh và không bơi trong nước nghi ngờ bị nhiễm nước tiểu động vật.
Cách tốt nhất để phòng dại cho chó là tiêm vắc xin cho chúng. (Ảnh: Prevention).
Trùng xoắn móc câu
- Triệu chứng ở vật nuôi: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, không chịu ăn, trầm cảm, vô sinh...
- Triệu chứng ở người: sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh, đau cơ, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, nghiêm trọng hơn là dấu hiệu của viêm màng não hoặc suy thận, gan.
Giun đũa
Giun đũa ký sinh trong phân chó. Bạn nên sử dụng găng tay, túi nhựa hoặc xẻng để làm sạch phân chó, sau đó rửa tay sạch bằng xà phòng.
- Triệu chứng ở vật nuôi: tiêu chảy, nôn mửa, phân có máu, giun thấy trong phân.
- Triệu chứng ở người: con người bị nhiễm giun đũa do lây truyền qua đường phân. Người nhiễm có thể cảm thấy khó thở, nổi mề đay, đau bụng, phân có máu.
Giun móc
Đây là ký sinh trùng bám vào niêm mạc ruột của chó. Trứng giun trong phân chó có thể truyền qua da nếu bạn tiếp xúc với nó.
- Triệu chứng ở vật nuôi: tiêu chảy, sụt cân
- Triệu chứng ở người: giảm cảm giác thèm ăn, thiếu máu, ho, khò khè hoặc phát ban.
Sán dây
Sán dây không chỉ có trong thịt lợn chưa nấu chín, bạn cũng có thể mắc bệnh này từ một con chó nhiễm bệnh. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là rửa tay thường xuyên và tránh ăn thịt chó nhiễm bệnh.
- Triệu chứng ở vật nuôi: tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, có giun dài trong phần nôn.
- Triệu chứng ở người: đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, hay có cảm giác đói hoặc chán ăn.
Hắc lào
Đây là một loại bệnh nấm phát triển trên nang lông, được lây qua tiếp xúc trực tiếp. Bạn nên thường xuyên vệ sinh chỗ nằm cho chó, rửa tay, hút bụi và khử trùng là những cách tốt nhất để tránh hắc lào.
- Triệu chứng ở vật nuôi: vết thương đỏ, da giòn và lông loang lổ, nhưng có thể khó nhìn thấy dưới bộ lông của chúng.
- Triệu chứng ở người: bệnh thường dễ phát hiện nhờ phát ban hình vòng tròn thường có màu đỏ và ngứa.
Viêm da
Chó cắn có thể gây nhiễm trùng da và viêm mô tế bào nghiêm trọng nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn có làn da nhạy cảm nên rửa sạch da sau khi bị chó liếm, tránh bị mẩn ngứa.
- Triệu chứng ở vật nuôi: không có.
- Triệu chứng ở người: dấu vết cắn và nhiễm trùng da.
Nấm ngoài da (Lác đồng tiền)
Bạn có thể nhiễm nấm ngoài da từ các bề mặt mà thú cưng bị bệnh chạm vào. (Ảnh: ST).
Căn bệnh này do nhiễm nấm ở lớp trên cùng của da. Bệnh rất dễ lây lan và có thể lây truyền giữa chó, mèo, ngựa, các động vật khác và con người. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh từ các bề mặt mà thú cưng hoặc người bị nhiễm bệnh đã chạm vào, đặc biệt nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc bị trầy xước nhẹ trên da.
Các triệu chứng của nấm ngoài da như phát ban đỏ ngứa, hình vòng, có thể khô và có vảy, hoặc ướt và đóng vảy.
Nhiễm vi khuẩn Salmonella
Thông thường, con người thường nhiễm vi khuẩn này do ăn những loại thực phẩm bị ô nhiễm. Nhưng vật nuôi cũng có thể lây bệnh cho người nếu như chúng ta không rửa tay kỹ sau khi xử lý phân của chúng. Các loài bò sát như thằn lằn, rắn và rùa có khả năng là nguồn lây nhiễm bệnh này, cũng như gà con và vịt con. Chó, mèo, chim và ngựa cũng có thể mang mầm bệnh và lây truyền cho con người.
Nếu bạn bị nhiễm khuẩn Salmonella, bạn có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và sốt.
Bệnh Toxoplasmosis
Đây là bệnh lý do ký sinh trùng ở mèo gây ra, bạn cũng có thể bị lây nhiễm nếu ăn thịt chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc với phân động vật khi làm vườn. Bệnh toxoplasmosis có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm ở một số người.
Nguy cơ phát triển bệnh nghiêm trọng là rất thấp ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, bệnh toxoplasmosis có thể lây nhiễm cho thai nhi và gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.
Bệnh mèo cào
Sốt do mèo cào, còn được gọi là bệnh mèo cào (CSD), là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Mọi người có thể mắc bệnh từ vết cào của những con mèo bị nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae. Mèo có khả năng nhiễm vi khuẩn từ bọ chét bị nhiễm bệnh. Bệnh mèo cào có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như bệnh não, viêm dây thần kinh, viêm tủy xương, hội chứng nhãn cầu Parinaud.
Các triệu chứng khi bị bệnh mèo cào bao gồm: vết sưng hoặc vết phồng rộp tại vết cắn hoặc vết xước, sưng hạch bạch huyết gần vết cắn hoặc vết xước, mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, nhức mỏi cơ thể. Ngoài ra, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn như đau lưng, ớn lạnh, đau bụng, phát ban, sốt kéo dài, đau khớp.
Con người có thể bị sốt mèo cào do vết cào của mèo bị nhiễm vi khuẩn Bartonella. (Ảnh: ST).
Bệnh Lyme
Bệnh Lyme thường lây nhiễm qua vết đốt của bọ ve nhưng bạn cũng có thể nhiễm bệnh qua thú cưng vì loại bọ này có thể ký sinh trên người vật nuôi, sau đó tấn công và gây bệnh cho người. Các triệu chứng của bệnh Lyme thường không rõ ràng, các triệu chứng điển hình như phát ban hồng tâm tại vị trí bám bọ ve, sốt, đau đầu, đau cơ hoặc khớp.
Bệnh Lyme hiếm khi gây tử vong nhưng có khoảng 5% đến 15% người bị lyme sau khi điều trị thành công vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc nhức đầu kéo dài.
Cách phòng ngừa bệnh lây truyền từ thú cưng
Mặc dù thú cưng có thể lây truyền một số loại bệnh nguy hiểm cho con người nhưng chúng ta có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp như:
- Rửa tay với xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc dọn phân của chúng.
- Không nên thơm, chia sẻ thức ăn với thú cưng, đặc biệt là trẻ em - cha mẹ nên khuyến khích trẻ không làm điều này.
- Không sử dụng chung các vật dụng như bát, đĩa,... với vật nuôi hoặc không để chúng liếm vào. Các đồ chơi của trẻ nên để gọn gàng, tránh cho thú cưng nghịch đùa.
- Chú ý đến sức khỏe thú cưng như tiêm phòng dại, tẩy giun sán và thăm khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng. Nếu thú cưng có những dấu hiệu bất thường như nôn mửa, tiêu chảy, không ăn uống, yếu ớt,... bạn nên cách ly và thăm khám, điều trị cho chúng.
- Nếu bạn đang mang thai, khi vệ sinh cho thú cưng thì nên đeo găng tay hoặc nhờ sự trợ giúp từ người khác.
- Không để thú cưng liếm vào các vết thương hở
- Nếu chẳng may bị thú cưng cào hoặc cắn, bạn nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng và xả vết thương dưới vòi nước 15 phút. Sau đó, đến bệnh viện hoặc điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm phòng.